Món Nhật Bản


Vì sao đôi đũa ở Nhật lại được xem là một văn hóa trong bữa ăn hàng ngày ?

Ở Nhật Bản đôi đũa là vật không thể thiếu trong mọi bữa cơm nói riêng và bữa ăn nói chung. Không đơn thuần chỉ là dụng cụ dùng để ăn mà còn là nét văn hóa của người dân nơi đây. Cùng tìm hiểu về nguồn gốc của đôi đũa cũng như văn hóa dùng đũa của người Nhật với monnhatban.com nhé các bạn.

tai-sao-nhat-ban-lai-xem-dung-dua-la-mot-van-hoa

Đũa có nguồn gốc từ thời nhà Thương (1776 - 1122 TCN) ở Trung Quốc. Các nhà khảo cổ học đã tìm được một đôi đũa bằng đồng tại kinh đô nhà Thương, thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc và xác định đôi đũa này được làm vào năm 1200 TCN. Theo quan niệm Á Đông: dao, dĩa có liên quan đến bạo lực và binh đao, thể hiện sự độc ác, chết chóc nên người dân kiêng không dùng trong bữa ăn. Hơn nữa, ở những nước này, các món ăn thường được chế biến thành những miếng nhỏ vừa miệng, thích hợp với dùng đũa và không cần đến dao để cắt thức ăn.

tai-sao-nhat-ban-lai-xem-dung-dua-la-mot-van-hoa

Đôi đũa ở Nhật được gọi là Hashi (箸). Số 4 trong tiếng Nhật phát âm là Si (Shi), số 8 phát âm là Hachi, ghép lại thành “hashi” là đôi đũa nên người dân xứ hoa anh đào đã chọn ngày mồng 4 tháng 8 hàng năm làm ngày hội đũa. Các đôi đũa với đủ màu sắc, chất liệu, được làm cầu kỳ, tỉ mỉ, giá trị được trưng bày ra cho mọi người cùng xem. Ngày này còn được gọi là ngày thay đũa mới trong năm. (Các bạn đừng nhầm lẫn với cây cầu cũng gọi là Hashi (橋) nhé).

tai-sao-nhat-ban-lai-xem-dung-dua-la-mot-van-hoa

So với đũa Trung Quốc, Việt Nam… đôi đũa ở Nhật Bản ngắn hơn và dễ sử dụng hơn. Đũa có đầu nhọn, thường làm từ gỗ sơn mài, được trang trí với nhiều họa tiết vô cùng tinh xảo, đẹp mắt. Đặc biệt, đũa Nhật Bản thường được phân biệt bằng màu sắc. Phụ nữ thường dùng đũa màu đỏ tươi trong khi đũa đàn ông thường là màu đen, bởi vậy người Nhật thường dùng một bộ đũa gồm hai đôi, một màu đen, một màu đỏ làm quà cưới cho những đôi vợ chồng trẻ.

tai-sao-nhat-ban-lai-xem-dung-dua-la-mot-van-hoa

Ngoài ra, người Nhật đặc biệt chú trọng đến chiều dài của chiếc đũa: đũa của chồng thường dài hơn của vợ, đũa của bố mẹ dài hơn con cái, đũa của anh dài hơn của em... Một điều thú vị khác là người Nhật có tục lệ: những người đi cắm trại hay picnic sau khi dùng đũa xong phải bẻ đôi đũa để tránh ma quỷ lợi dụng những đôi đũa đó làm điều xấu.

tai-sao-nhat-ban-lai-xem-dung-dua-la-mot-van-hoa

Đôi đũa ở Nhật không chỉ là vật được sử dụng trong truyền thống ăn uống mà còn trở thành nét đẹp trong văn hóa ẩm thực nơi đây. Vẻ đẹp hashi đã trở thành nét đep nghệ thuật, nét đẹp văn hóa mà nay đã trở thành nét văn hóa mang tên văn hóa dùng đũa của người Nhật.

tai-sao-nhat-ban-lai-xem-dung-dua-la-mot-van-hoa

Phong trào “My hashi”

Với những lời cảnh báo về môi trường và lời kêu gọi bảo vệ môi trường của cộng đồng thế giới, Nhật Bản hiện nay đang nổ ra phong trào có tên gọi là My Hashi, phong trào này nổ ra mạnh mẽ nhất trong giới trẻ Nhật. Mục đích của phong trào này là kêu gọi mọi người hạn chế thậm chí là không dùng đũa sử dụng một lần (waribashi) nữa, thay vào đó là dùng đôi đũa của riêng họ do họ mang theo.

tai-sao-nhat-ban-lai-xem-dung-dua-la-mot-van-hoa

Mỗi người Nhật hàng năm sử dụng khoảng 200 đôi và trung bình đất nước Nhật quăng vào sọt rác khoảng 90 000 tấn gỗ. Đây là con số làm bằng chứng cho sự hoang phí về tài nguyên gỗ. Những con số, những lời cảnh báo về môi trường giúp mọi người có ý thức hơn về việc mang theo và sử dụng đôi đũa của riêng mình.

tai-sao-nhat-ban-lai-xem-dung-dua-la-mot-van-hoa

Mỗi người sẽ tự mang theo đũa của mình và sử dụng nó trong các quán ăn, nhà hàng thay vì sử dụng waribashi như truyền thống. Nhiều nhà hàng hay quán ăn cũng ủng hộ phong trào này. Những nơi này sử dụng đũa có thể dùng lại được và họ chỉ đưa waribashi cho những ai yêu cầu mà thôi. Ngoài ra, những nơi này còn có sự ưu đãi đối với những người mang theo đôi đũa của mình ví dụ như giảm giá hay những ưu đãi khác.

tai-sao-nhat-ban-lai-xem-dung-dua-la-mot-van-hoa

Phong trào này hiện đang nổ ra mạnh mẽ và đang được ủng hộ ở Nhật và có hình thức tuyên truyền khác nhau cho phong trào này như website, báo chí…

tai-sao-nhat-ban-lai-xem-dung-dua-la-mot-van-hoa

Thật sự thì đôi đũa không quá cồng kềnh cũng như không quá vướng víu để người ta không thể mang theo. Đôi đũa của họ dùng vẫn là đôi đũa của cá nhân Hơn nữa, việc dùng đôi đũa của riêng mình vẫn đảm bảo được những yêu cầu khắt khe về vệ sinh, quan niệm về sự thanh khiết hay sạch sẽ của họ và thể hiện sự quan tâm đến môi trường cũng như nền kinh tế của đất nước. 

Nếu các bạn cảm thấy bài viết về văn hóa dùng đũa của người Nhật thú vị thì hãy theo dõi chúng tôi nhiều hơn nữa nhé. Monnhatban.com sẽ mang tới cho các bạn nhiều thông tin hay ho hơn nữa về đất nước Nhật Bản này.

4,210 chars | 2018/04/13 06:55

Xem thêm bài viết liên quan

Ý nghĩa từ món đồ trang trí mang tên Shimenawa

Ý nghĩa từ món đồ trang trí mang tên Shimenawa

29/06/2015, Vật dụng hàng ngày
Shimenawa là những sợi dây thừng được bện bằng rơm và được treo trước cửa nhà dịp đầu năm mới. Nó mang mong muốn của gia chủ cho một năm mới sung túc, thành công...
Các loại dao Nhật Bản chuyên dùng trong nhà bếp

Các loại dao Nhật Bản chuyên dùng trong nhà bếp

26/06/2019, Vật dụng hàng ngày
Các món ăn của Nhật Bản ngoài các laoij mì udon hay thức ăn nhanh thì chủ yếu là các loại hải sản tươi sống, đặc biệt là sashimi, các đĩa sashimi tươi được cắt thật mỏng và đều tay gây sự hấp dẫn cho người ăn mỗi khi nhìn tất cả là nhờ vào tay nghề của người đầu bếp và con dao huyền thoại. Bạn có...
Gốm sứ Nhật Bản theo dòng lịch sử

Gốm sứ Nhật Bản theo dòng lịch sử

02/06/2017, Vật dụng hàng ngày
Với sự tài hoa, tinh tế trong tư duy và sự khéo léo trong kỹ thuật, tay nghề những nghệ nhân Nhật Bản đã đưa các sản phẩm gốm sứ của mình trở thành một tác phẩm nghệ thuật độc đáo những cũng không kém phần đẹp mắt. Để có được những sản phẩm gốm sứ đẹp mắt...
Những điều thú vị về búp bê cầu mưa của nhật Teru teru bozu

Những điều thú vị về búp bê cầu mưa của nhật Teru teru bozu

24/05/2017, Vật dụng hàng ngày
Teru teru bouzu - búp bê cầu mưa của nhật thường được làm từ vải bông hoặc khăn giấy nhưng không con nào giống con nào bởi vì mỗi con có một cách trang trí khác nhau nhưng chúng đều có một công dụng là như một lá bùa để cầu nguyện cho một ngày có thời tiết như ý muốn. Teru teru bouzu được trẻ em ...
Tinh tế trong từng chi tiết với bộ dao truyền thống Honyaki

Tinh tế trong từng chi tiết với bộ dao truyền thống Honyaki

24/05/2017, Vật dụng hàng ngày
Nhật Bản là đất nước vô cùng nổi tiếng với món sushi trứ danh. Để đạt được mùi vị theo đúng chuẩn khắt khe của món ăn này đòi hỏi phải có nguyên liệu vô cùng tươi ngon. Nhưng bên cạnh đó cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn về phẩm mỹ, để làm được điều này phải cần đến độ sắc bén của dao và bộ dao truyền...
Tại sao ở Nhật rất ít khi bắt gặp hình ảnh Toilet nằm chung với nhà tắm ?

Tại sao ở Nhật rất ít khi bắt gặp hình ảnh Toilet nằm chung với nhà tắm ?

23/11/2017, Vật dụng hàng ngày
Ở Nhật, bạn thường không dễ để bắt gặp nhà vệ sinh xây tích hợp luôn bên trong nhà tắm, cho dù đó là những căn hộ siêu nhỏ, chỉ rộng chừng 20m2. Người dân xứ phù tang có cái cớ của họ để tạo ra phong cách riêng biệt này là những ngôi nhà đã được xây dựng từ rất lâu mà không có điều kiện sửa chữa....
Kokeshi búp bê phòng chống hỏa hoạn

Kokeshi búp bê phòng chống hỏa hoạn

08/12/2017, Vật dụng hàng ngày
Có từ thời Edo (1600-1868), búp bê Kokesho là sản phẩm nổi tiếng của vùng Tohoku, đông bắc Nhật Bản, nơi có nhiều suối nước nóng và khu nghỉ dưỡng. Những con búp bê đầu tiên được các nghệ nhân nơi đây đẽo và bán cho du khách. Kokeshi là hình các bé gái có đầu tròn tương đối to và thân hình trụ...
Có gì đặc biệt về dao cắt Sushi?

Có gì đặc biệt về dao cắt Sushi?

27/06/2019, Vật dụng hàng ngày
Sushi là món ăn nổi tiếng mang bản sắc của đất nước Nhật bản. Để làm ra các món ăn, người bếp tại đây thường sử dụng các loại dao riêng biệt để chế biến món ăn. Điều ngạt nhiên về các loại dao của đất nước này là các loại dao Nhật Bản chỉ mài bén một ...
Bỏ đồng 5 yên Nhật vào túi tiền thì sẽ luôn may mắn, tiền đầy túi, lộc phước đầy nhà

Bỏ đồng 5 yên Nhật vào túi tiền thì sẽ luôn may mắn, tiền đầy túi, lộc phước đầy nhà

30/10/2017, Vật dụng hàng ngày
Đồng 5 Yên đối với người Nhật là đồng tiền may mắn. Sự “kỳ diệu” của đồng 5 yên thực sự nằm ở cách phát âm của nó. Đồng 5 yên trong tiếng Nhật đọc là “go-en”(五 円) nghĩa là “kết nối tốt” (“en” nghĩa là kết nối nhân quả hay mối quan hệ, và “go” thể hiện sự kính trọng). Đối với lỗ tròn trên đồng tiề...
Cơm hộp Bento trong cuộc sống người Nhật Bản

Cơm hộp Bento trong cuộc sống người Nhật Bản

28/05/2015, Vật dụng hàng ngày
Đối với các Ekiben (bento được bán tại các ga tàu) chúng đã phát triển rất nhanh từ thời Meiji. Có khoảng 2000 đến 3000 loại khác nhau được bán tại các ga tàu trên khắp đất nước Nhật Bản. Bên cạnh bunun makunouchi và sushi bento, một loạt các hộp bento phong phú có chứa các loại thực phẩm tùy the...