Món Nhật Bản


Guốc Geta là một văn hóa truyền thống của Nhật Bản

Nhắc đến xứ sở Phù Tang, nơi nổi tiếng với những hàng hoa anh đào rực rỡ, nơi ngọn núi Phú Sĩ linh thiêng ngự trị, và tại cố đô Kyoto cũng như bất kỳ nơi nào khác trên đất nước này, luôn có những bộ Kimono lộng lẫy làm say đắm lòng người. Cũng như khi nhắc đến áo dài -trang phục truyền thống của Việt Nam – và luôn đi kèm theo đó là chiếc nón lá đã trở thành biểu tượng của đất nước hình chữ S. Thì khi nhắc đến Kimono của Nhật Bản, sẽ thật là thiếu sót biết bao nếu không nhắc đến thắt lưng Obi hay đôi guốc gỗ Geta. Cùng với hoa anh đào, áo kimono thì những đôi guốc gỗ Geta đã trở thành 1 nét đẹp truyền thống không thể thiếu của xứ Phù Tang. Mỗi trang phục truyền thống đi liền với giày dép hoặc phụ kiện phù hợp. Chẳng hạn như áo tứ thân người Việt thường đi liền với nón quai thao, guốc mộc thì người Nhật Bản, mặc cùng với kimono- trang phục truyền thống của Nhật Bản là đôi guốc geta. 

guốc gỗ geta

Để ý trong các bộ phim Nhật Bản, chúng ta đều bắt gặp hình ảnh người phụ nữ hay người đàn ông Nhật Bản xưa với tiếng “lách cách” của đôi guốc thuở xưa- một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Nhật Bản. Có thể rất ít người biết, nhưng Geta thật sự rất nổi tiếng và là phụ kiện không thể thiếu trong các trang phục truyền thống của người Nhật. Vậy thì câu hỏi đặt ra của ngày hôm nay chính là: “Geta là gì?” Chúng ta hãy quay ngược thời gian tìm hiểu về nét đẹp truyền thống này của người Nhật Bản nhé!

guốc gỗ geta

Geta (下駄?) là một dạng guốc gỗ truyền thống của Nhật Bản, tương tự như loại dép xỏ ngón nhưng có đế cao hơn. Geta được dùng đồng bộ với trang phục truyền thống của Nhật Bản như kimono hay yukata, hoặc với trang phục thường trong những tháng hè. Đôi khi geta được mang khi trời mưa hoặc tuyết để giữ bàn chân khô, do chiều cao và độ chống thấm so với loại dép thông dụng khác zōri. Khi đi geta tạo nên một tiếng động đặc trưng, tuy nhiên có bất lợi là khi đi trên vùng đất ướt hoặc bụi bẩn thì chúng sẽ hất những bụi bẩn hoặc nước lên mặt sau của chân. Điều này không có xu hướng xảy ra nếu dùng geta loại nặng hơn .Thường đôi guốc geta này thường làm từ gỗ và vải dù. Đây là phụ kiện không thể thiếu của người Nhật Bản khi diện kimono hoặc yukata. Cũng có khi, chúng ta bắt gặp người Nhật Bản đi đôi guốc geta trong trang phục hiện đại vào những tháng mùa hè

guốc gỗ geta

Geta là đôi guốc truyền thống của Nhật Bản, là sự kết hợp của guốc và dép xỏ ngón. Thường đôi guốc geta này thường làm từ gỗ và vải dù. Đây là phụ kiện không thể thiếu của người Nhật Bản khi diện kimono hoặc yukata. Cũng có khi, chúng ta bắt gặp người Nhật Bản đi đôi guốc geta trong trang phục hiện đại vào những tháng mùa hè. Do guốc geta được thiết kế khá cao so với giày dép khác như zori nên guốc geta còn được sử dụng sử dụng khi đi trời mưa hoặc tuyết để giữ chân khô. Bên cạnh đó, chúng ta cũng bắt gặp hình ảnh đôi guốc geta trên bàn chân của các đô vật sumo. Những geisha học nghề, còn được gọi là "maiko", cũng sẽ đi những đôi geta đặc biệt để phù hợp với tabi và trang phục của họ.

guốc gỗ geta

Sự độc đáo của guốc geta

Theo tư liệu để lại thì guốc gỗ geta bắt đầu xuất hiện và trở nên phổ biến ở thành phố Edo (tức là thủ đô Tokyo bây giờ) từ thế kỷ 18. Guốc geta có một miếng đế bằng gỗ hình chữ nhật với hai miếng gỗ đỡ bên dưới và một cái quai ở bên trên. Các ngón chân giữ lấy phần trên của quai. Guốc được làm từ nguyên liệu chính là gỗ, đôi khi được vẽ sơn mài, có các thớ nổi để kích thích lưu thông, tuần hoàn máu. Những đôi guốc tốt được làm từ vải dù loại xịn. Hầu hết có trang trí hoa văn theo phong cách truyền thống Nhật: cỏ cây, hoa lá, phong cảnh thiên nhiên…Các đôi geta cũng có nhiều hình dạng khác nhau, chẳng hạn như hình bầu dục (nữ tính hơn) hay hình chữ nhật (nam tính hơn), và các màu sắc được sử dụng có thể là màu tự nhiên, sơn mài, hoặc nhuộm màu.

guốc gỗ geta

 Những đôi dép truyền thống này có thể được làm rộng hoặc thu hẹp, thêm một chút đệm êm và được thực hiện với nhiều loại vải in. In bông hoa văn truyền thống Nhật Bản là phổ biến, nhưng cũng có thể là những phong cảnh thiên nhiên được in lên.Guốc gỗ geta trở nên phổ biến và hưng thịnh nhất là năm 1955, tuy nhiên sau đó đã giảm dần. Guốc gỗ ngày càng trở nên cầu kỳ hơn, không đơn thuần chỉ bó buộc vào những đôi guốc gỗ bình thường mà guốc geta còn được sơn mài rất cầu kỳ.

guốc gỗ geta

Âm thanh đặc biệt phát ra từ guốc gỗ geta

Có lẽ, ấn tượng nhất khi đi đôi guốc gỗ geta chính là âm thanh “clacking” khi đi bộ. m thanh này được phát ra nhờ hai phần hỗ trợ cho geta được gọi là “răng” cũng làm bằng gỗ, nhưng thường rất nhẹ và có 2 răng. Mỗi khi đi bộ, chúng phát ra âm thanh rất đặc trưng, tiếng lách cách trên đường phố. Ngoài ra, có 1 số loại geta với một răng,ba răng. Một nét đáng chú ý nữa là lòng bàn của răng có thể có đế cao su dán lên chúng. Từ truyền thống đến hiện đại Các đôi geta cũng có nhiều hình dạng khác nhau, chẳng hạn như hình bầu dục (nữ tính hơn) hay hình chữ nhật (nam tính hơn), và các màu sắc được sử dụng có thể là màu tự nhiên, sơn mài, hoặc nhuộm màu.Những đôi dép truyền thống này có thể được làm rộng hoặc thu hẹp, thêm một chút đệm êm và được thực hiện với nhiều loại vải in. In bông hoa văn truyền thống Nhật Bản là phổ biến, nhưng cũng có thể là những phong cảnh thiên nhiên được in lên.

guốc gỗ geta

Gần đây, như giày dép phương Tây đã trở nên phổ biến hơn, guốc geta vẫn là guốc truyền thống của người Nhật Bản. Đến nay, guốc geta đã trở thành một trong những biểu tượng của du khách mỗi khi nhắc đến xứ sở hoa anh đào và là một trong những món quà lưu niệm được yêu thích nhất.

guốc gỗ geta

5,450 chars | 2017/12/08 07:18

Xem thêm bài viết liên quan

Tìm hiểu về guốc mộc Geta Nhật Bản

Tìm hiểu về guốc mộc Geta Nhật Bản

06/07/2017, Vật dụng hàng ngày
Geta truyền thống của Nhật Bản là những chiếc dép bằng gỗ nổi bật bởi vì "răng" của chúng - những miếng gỗ được gắn với đế giày. Mặc dù bạn có thể so sánh chúng với giày của những năm 70, nhưng chúng không được thiết kế phù hợp với thời trang. Thay vào đó, guốc mộc ngày nay lại được thiết kế với ...
Chiếc khăn Tenugui thần kỳ của xứ anh đào

Chiếc khăn Tenugui thần kỳ của xứ anh đào

05/12/2017, Vật dụng hàng ngày
Chắc hẳn khi nói về văn hóa Nhật Bản chúng ta không thể không nói tới Tenugui – một loại khăn tay mỏng, hình chữ nhật, có vải dệt trơn, được nhuộm màu hoặc các hình vẽ truyền thống Nhật Bản.Tuy vẻ ngoài khá đơn giản nhưng đằng sau Tenugui lại là một câu chuyện thú vị..
Dao Maguro một trong những loại dao nổi tiếng trong lĩnh vực ẩm thực Nhật Bản

Dao Maguro một trong những loại dao nổi tiếng trong lĩnh vực ẩm thực Nhật Bản

24/06/2019, Vật dụng hàng ngày
Maguro là tên của loại cá ngừ vây xanh Nhật Bản, nổi tiếng với loại Shasimi thượng hạng. Maguro có kích thước lớn, kích thước lớn cua Maguro có thể dài đến 3m và nặng tới 450kg, kích thước trung bình từ 1m đến 2m và nặng khoản 80 đến 200kg. Để làm ra các mó...
Những điều chưa biết về dao Deba  Nhật Bản

Những điều chưa biết về dao Deba Nhật Bản

06/06/2019, Vật dụng hàng ngày
Dao Nhật Bản là bộ dao được sử dụng nhiều nhất trong ẩm thực. Tại Nhật Bản có hơn 50 loại dao khác nhau đươc chia ra để dùng chế biến các loại thức ăn khác nhau. Dao Nhật Bản Deba là dao dùng để phi lê cá dùng thịt cá cho món Sashimi. Sau đây hãy tìm hiểu kỉ...
Những điều bạn chưa biết về dao Sashimi Nhật Bản

Những điều bạn chưa biết về dao Sashimi Nhật Bản

03/06/2019, Vật dụng hàng ngày
Đối với nềm ẩm thực Nhật Bản, Sushi, Sashimi,.. là các món ăn mang bản sắc của đất nước này. Để có những món ăn ngon, đẹp, thì cần phải có một người đầu bếp giỏi, tài năng, bên cạnh đó dao của đầu bếp là cốt lõi tạo ra một món ăn hoàn mĩ để phục vụ k...
Tinh tế trong từng chi tiết với bộ dao truyền thống Honyaki

Tinh tế trong từng chi tiết với bộ dao truyền thống Honyaki

24/05/2017, Vật dụng hàng ngày
Nhật Bản là đất nước vô cùng nổi tiếng với món sushi trứ danh. Để đạt được mùi vị theo đúng chuẩn khắt khe của món ăn này đòi hỏi phải có nguyên liệu vô cùng tươi ngon. Nhưng bên cạnh đó cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn về phẩm mỹ, để làm được điều này phải cần đến độ sắc bén của dao và bộ dao truyền...
Những mẹo hay về tàu hỏa, ứng dụng và hơn thế nữa ở Nhật Bản

Những mẹo hay về tàu hỏa, ứng dụng và hơn thế nữa ở Nhật Bản

24/10/2017, Vật dụng hàng ngày
Có thể rất ngạc nhiên khi tìm thấy một máy ATM chấp nhận thẻ ngoại tệ, ngay cả ở Tokyo. Các máy ATM có thể tìm thấy tại 7-Elevens, bưu điện và máy ATM của Citibank ...
Gốm sứ Nhật Bản theo dòng lịch sử

Gốm sứ Nhật Bản theo dòng lịch sử

02/06/2017, Vật dụng hàng ngày
Với sự tài hoa, tinh tế trong tư duy và sự khéo léo trong kỹ thuật, tay nghề những nghệ nhân Nhật Bản đã đưa các sản phẩm gốm sứ của mình trở thành một tác phẩm nghệ thuật độc đáo những cũng không kém phần đẹp mắt. Để có được những sản phẩm gốm sứ đẹp mắt...
Các loại dao Nhật Bản chuyên dùng trong nhà bếp

Các loại dao Nhật Bản chuyên dùng trong nhà bếp

26/06/2019, Vật dụng hàng ngày
Các món ăn của Nhật Bản ngoài các laoij mì udon hay thức ăn nhanh thì chủ yếu là các loại hải sản tươi sống, đặc biệt là sashimi, các đĩa sashimi tươi được cắt thật mỏng và đều tay gây sự hấp dẫn cho người ăn mỗi khi nhìn tất cả là nhờ vào tay nghề của người đầu bếp và con dao huyền thoại. Bạn có...
Zori truyền thống Nhật Bản

Zori truyền thống Nhật Bản

10/07/2017, Vật dụng hàng ngày
Zori là loại dép Sandal Nhật Bản rất dễ sử dụng, được làm từ rơm, cũng có loại được làm từ vải. Cách để làm ra một đôi dép zori cực kì đơn giản. Nó có một quai và đế hình bầu dục, cả hai được làm từ rơm bện. Ngón chân cái và ngón chân thứ hai giữ lấy đầu quai dép. Người Nhật hay mặc kimono với dé...