Ý nghĩa thú vị đằng sau của quốc kì Nhật Bản
Trên bản đồ văn hóa thế giới, đất nước mặt trời mọc_Nhật Bản có một sự nổi bật, độc đáo và một sức hút không thể cưỡng lại được. Khi nhắc đến Nhật Bản thì có biết bao nhiêu là điều thú vị khiến chúng ta phải trầm trồ, mê mẩn chẳng hạn như: văn hóa anime vô cùng đặc sắc, tính cách con người ngay thẳng, tôn trọng kỉ luật hay đơn thuần chỉ là vẻ đẹp đến nao lòng của thiên nhiên nơi đây. Chúng ta thường gọi Nhật Bản là đất nước mặt trời mọc nhưng đã bao giờ chúng ta thắc mắc về cái tên đó? Hay chính từ hình ảnh mặt trời từ quốc kì của đất nước này mà có cái tên đó? Và khi nói đến đây thì lại có rất nhiều câu hỏi khác được đặt ra như "Thế, ý nghĩa của quốc kì Nhật Bản là gì?" Nếu có cùng chung câu hỏi đó, tại sao không cùng nhau tìm hiểu và giải đáp ý nghĩa của quốc kì Nhật Bản nhé!
Hầu hết chúng ta đều đã biết và dễ dàng nhận diện quốc kì Nhật Bản đó chính là nền chữ nhật trắng với hình tròn màu đỏ ở giữa trung tâm của hình chữ nhật. Bên cạnh những chức năng hành chánh, pháp luật, quốc kì Nhật Bản mang nhiều ý nghĩa tuyệt vời gắn liền với văn hóa và đặc trưng của đất nước này. Mặt trời đỏ trên quốc kì Nhật Bản chính là biểu tượng cho nữ thần Amaterasu, vị thần mặt trời khai phá ra nước Nhật trong truyền thuyết và là tổ tiên của các Thiên hoàng theo thần thoại Nhật. Màu trắng của nền cờ biểu tượng cho sự trung thực và ngay thẳng của người Nhật.
Hình ảnh đẹp tuyệt trần của nữ thần ÂmterAmaterasu.
Theo như huyền sử Nhật Bản thì nữ thần Amaterasu đã tạo ra nước Nhật cách đây 2700 năm, người Nhật cũng tin rằng bà là tổ tiên của Thiên hoàng đầu tiên. Vậy nên các Thiên hoàng còn được gọi bởi cái tên “Thiên tử” (Con trời) và nước Nhật là xứ sở của mặt trời. Các thư tịch cổ ghi lại rằng lá cờ này lần đầu tiên được dùng bởi Thiên hoàng Văn Vũ khi ông dùng nó để biểu tượng cho mặt trời trong một công đường xử án năm 701. Lá cờ này cũng được dùng bởi các tướng quân Nhật trong thế kỷ 13 khi họ đương đầu với đội quân xâm lược đến từ Mông Cổ.
Quốc kì Nhật Bản là một hình chữ nhật với tỷ lệ ban đầu của lá cờ là 7:10 sau đó đã được thay đổi với tỷ lệ 2:3. Với nền màu trắng và một hình tròn đỏ ở trung tâm. Đồng thời vị trí địa lý của Nhật Bản ở phía Đông của châu Á và là đất nước đầu tiên của châu Á đón lấy ánh mặt trời vào buổi bình minh, đó cũng chính là lý do tại sao Nhật Bản có một tên gọi thân mật khác là “Đất nước mặt trời mọc”. Ngoài ra, cụm từ “Nước Nhật Bản” cũng có nghĩa là nước Mặt trời mọc. Tên gọi này được phản ánh trong lá cờ của quốc gia, mặt trời được đại diện bằng hình tròn màu đỏ. Nhật Bản là đất nước có vẻ đẹp văn hóa và con người vô cùng đặc sắc. Bên cạnh đó, người Nhật Bản cũng có một lòng tự tôn và hãnh diện về đất nước của mình vô cùng lớn. Nếu có ý định đến Nhật Bản để định cư hay du lịch chúng ta nên tìm hiểu và có nhiều kiến thức văn hóa của đất nước này để tránh những tình huống không hay có thể xảy ra.
Bài viết phổ biến
Xì dầu Nhật Bản khác gì với nước tương Việt Nam?
Với nhiều quốc gia,tương được xem là món ăn quốc hồn, quốc...Xem thêm
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa...
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt...Xem thêm
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Các loại giấm Nhật Bản thông dụng
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng...Xem thêm
Dango là gì? Cách làm bánh Dango cực dễ chỉ với...
Dango là một món ăn truyền thống và phổ biến của Nhật Bản được...Xem thêm
Cơm chan nước trà - Cơm trà xanh Ochazuke
Cơm chan nước trà Ochazuke được xem là món cơm trộn phổ biến...Xem thêm
Lễ hội Tanabata - Ngày lễ thất tịch Nhật Bản
Lễ hội Tanabata là một trong những lễ hội truyền thống của...Xem thêm
Lễ "Rước của Quý" kỳ lạ của Nhật Bản, bạn sẽ...
Theo truyền thuyết, vào thời kỳ Edo (1603-1867), có một con...Xem thêm
Shiruko - Chè đậu đỏ
Shiruko là món chè nấu từ đậu đỏ azuki đun sôi trong hỗn hợp...Xem thêm
Những biểu tượng đại diện của Nhật Bản
Ngôi đền Itsukushima xây dựng cách đó không xa và cũng “ngâm...Xem thêm