Món Nhật Bản


Thời gian biểu mỗi ngày của học sinh Nhật Bản

Học sinh Nhật Bản thường dậy lúc 6h30 sáng, tự đi bộ hoặc tàu điện đến trường. Sau giờ ăn trưa, các em sẽ không ngủ mà học luôn đến tận chiều.
Học sinh Nhật dành trung bình 8 tháng một năm ở trường từ sáng đến chiều, chưa kể các lớp học thêm. Đó là lý do vì sao cuộc sống học đường luôn được chọn làm bối cảnh chính cho rất nhiều bộ phim hay truyện tranh Nhật Bản.
Vào buổi sáng, học sinh phổ thông thường dậy từ lúc 6h30 sáng để chuẩn bị đi học nếu nhà ở xa trường. Mặc dù 8h30 mới phải vào lớp, nhưng các em còn phải đón tàu điện đến trường. Những em nhà ở gần thì có thế ngủ thêm một chút. Trẻ em Nhật Bản từ bé đã được rèn luyện đức tính tự lập nên các bé tiểu học phải tự đi bộ đến trường chứ không được bố mẹ đưa đón.
Sáng thứ hai đầu tuần, sau khi đến trường học sinh xếp hàng ở sân hoặc phòng tập, lắng nghe thầy hiệu trưởng phát biểu. Đây là thời điểm phổ biến các quy định mới, thông báo khen thưởng và kỷ luật của tuần vừa qua, cũng như đọc thông báo của hội học sinh. Sau 15 phút, học sinh giải tán về các lớp học.
hocsinh
Vào buổi sáng thường có 4 tiết học, mỗi tiết kéo dài 40-45 phút đối với tiểu học và 50 phút cho học sinh trung học. Các tiết học diễn ra trong cùng một phòng học, cách nhau 5 đến 10 phút giải lao, ở nhiều trường tiểu học còn có thêm 20 phút nghỉ giữa giờ.
Giờ ăn trưa bắt đầu vào 12h30 và kéo dài khoảng 40-45 phút. Học sinh có thể dùng bữa ngay tại trường. Một vài trường có căng tin bán thức ăn nhưng không phải trường nào cũng có. Thế nên mọi người thường mang theo một hộp cơm gọi là O-bento. Hộp cơm này được chuẩn bị sẵn ở nhà, thức ăn do đó rất khác nhau. Nếu em nào có điều kiện vẫn có thể mua nhiều đồ ăn có sẵn ở trường.
Sau bữa trưa, học sinh quay lại lớp để chuẩn bị cho các tiết học buổi chiều bắt đầu lúc 13h mà không hề ngủ trưa. Khi lớp học kết thúc vào buổi chiều (tiểu học là 15h, cấp hai là 17h), một công việc khác bắt đầu, đó là trực nhật lớp. Nhóm được phân công sẽ không được về mà phải ở lại làm công việc dọn vệ sinh cuối ngày.
Trước khi ra về, một học sinh sẽ phải làm nhiệm vụ ghi chép lại các hoạt động của cả lớp trong ngày hôm đó và nộp lại cuốn sổ cho văn phòng nhà trường.
hocsinh
Kết thúc việc học ở trường, không phải học sinh nào cũng về nhà ngay. Các em nữ thường tụ tập mua sắm, ăn quà vặt hoặc đi chơi đâu đó chơi trước khi về. Đây cũng là lúc thành viên các câu lạc bộ ở trường họp nhau lại bàn về hoạt động của nhóm.
Sau giờ học là thời gian mà lớp học thêm ngoài giờ bắt đầu hoạt động. Ước tính có đến 60% học sinh trung học Nhật đi học thêm buổi tối sau giờ học. Các lớp này thường gần ga tàu điện, giúp học sinh đến thẳng từ trường khá dễ dàng.
Sau khi cùng gia đình sum họp quanh bữa tối, toàn bộ thời gian còn lại được dành cho việc làm bài tập và chuẩn bị cho ngày hôm sau.

2,728 chars | 2017/05/30 05:06

Xem thêm bài viết liên quan

Đặc sắc bút lông Nhật Bản

Đặc sắc bút lông Nhật Bản

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Bút lông được sử dụng chủ yếu để viết chữ, đặc biệt là thư pháp. Khi viết thư pháp người nghệ sĩ bên cạnh thể hiện được kĩ năng tuyệt vời của mình thì còn thể hiện đưuọc một sự thanh thoát trong tâm hồn và nhân cách...
5 vùng đất Samurai nổi tiếng của Nhật Bản

5 vùng đất Samurai nổi tiếng của Nhật Bản

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Cùng với Geisha và Sumo, các võ sĩ đạo Samurai tạo nên những bí ẩn độc đáo của đất nước mặt trời mọc. Samurai là những chiến binh thời kỳ cận đại của đất nước Nhật Bản. Họ được đào tạo bài bản để trở thành lớp quân sự cầm quyền và cuối cùng đã trở thành giai cấp xã hội cao cấp nhất ở thời kỳ Edo...
Những điều thú vị trong "văn hóa chụp hình" của người Nhật

Những điều thú vị trong "văn hóa chụp hình" của người Nhật

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Ở Nhật Bản, như một thói quen hay một điều hiển nhiên là người ta hay giơ các ngón tay có biểu tượng chữ V khi chụp ảnh. Cách tạo dáng này đã ăn sâu vào tâm trí của người dân Nhật và là điều hầu hết mọi người đều làm khi chuẩn bị chụp ảnh...
Trên "bàn nhậu" của người Nhật, phải có lý do chính đáng mới được trả tiền ?

Trên "bàn nhậu" của người Nhật, phải có lý do chính đáng mới được trả tiền ?

20/11/2017, Văn hóa thường nhật
Thực ra người Nhật cũng đi nhậu “ác liệt” lắm, cả nam cả nữ. Người Nhật gọi là Nomikai ( 飲み会), dịch ra tiếng Việt dân dã mình tức là “đi nhậu”.Người Nhật đi nhậu nhiều nhất, hoành tráng nhất vào tối thứ 6.Nếu có ai giành phần trả tiền buổi ăn thì phải thông báo trước, đồng thời phải nêu lý do chí...
Ý nghĩa thú vị đằng sau của quốc kì Nhật Bản

Ý nghĩa thú vị đằng sau của quốc kì Nhật Bản

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Quốc kì Nhật Bản là một hình chữ nhật với tỷ lệ ban đầu của lá cờ là 7:10 sau đó đã được thay đổi với tỷ lệ 2:3. Với nền màu trắng và một hình tròn đỏ ở trung tâm. Đồng thời vị trí địa lý của Nhật Bản ở phía Đông của châu Á và là đất nước đầu tiên của châu Á đón lấy ánh mặt trời vào buổi bình min...
Nyotaimori - nghệ thuật sushi trên cơ thể trinh nữ

Nyotaimori - nghệ thuật sushi trên cơ thể trinh nữ

09/05/2017, Văn hóa thường nhật
Sushi khoả thân Nyotaimori có nguồn gốc từ thời Samurai, thường có trong các nhà hàng Geisha ở Nhật Bản như một cách để các samurai ăn mừng chiến thắng sau mỗi một trận đấu. Hiện nay, nhà hàng phục vụ Nyotaimori cũng như các sự kiện về sushi khỏa thân đang rất phát triển và dần trở thành xu hướng...
Ngắm chim hạc Tancho, con vật biểu tượng của Nhật Bản

Ngắm chim hạc Tancho, con vật biểu tượng của Nhật Bản

14/04/2017, Văn hóa thường nhật
Điểm dừng cuối cùng nơi đây bạn có thể đến được để ngắm tancho là Tsurui Ito Tancho Sanctuary. Với khung cảnh của những cánh đồng tuyết trải rộng dưới bầu trời xanh sáng, đây là một địa điểm lý tưởng để quan sát những chiếc Cranes Red-crowned và để làm mọi việc tốt hơn, chúng đã đổ xô đến đây với...
Bạn sẽ bất ngờ khi biết tại sao trẻ em Nhật không có phòng học riêng

Bạn sẽ bất ngờ khi biết tại sao trẻ em Nhật không có phòng học riêng

02/06/2017, Văn hóa thường nhật
Nhật Bản quả thực một đất nước kỳ diệu khi thường xuyên đi ngược lại những lý lẽ thường thấy ở rất nhiều nước khác và tạo cho dân tộc mình những đặc điểm riêng không thể lẫn đi đâu được. Trong khi rất nhiều các bậc phụ huynh trên khắp thế giới đều mong muốn tạo dựng cho con cái của mình một không...
Người Nhật chú trọng văn hóa đi thang máy như thế nào ?

Người Nhật chú trọng văn hóa đi thang máy như thế nào ?

07/12/2017, Văn hóa thường nhật
Khi đến với thang cuốn ở đó là những dòng người nối đuôi nhau không có chuyện chen lấn xô đẩy, hàng hóa cồng kềnh… Hệ thống thang ở đây được chia làm hai bên một bên đứng yên và một bên di chuyển di chuyển lên xuống cũng giống như hệ thống thang cuốn ở Việt Nam nhưng những thói quen những lễ nghi...
Tàu điện dành riêng cho phụ nữ ở Nhật Bản và những điều cần biết

Tàu điện dành riêng cho phụ nữ ở Nhật Bản và những điều cần biết

23/05/2017, Văn hóa thường nhật
Nhật Bản là đất nước có số lượng người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng lớn nhất thế giới, điều này cũng đồng nghĩa với tình trạng quấy rối trên các chuyến tàu đông đúc phát sinh. Đặc biệt tại các thành phố lớn như Tokyo vào giờ cao điểm, tình trạng quá tải trên các chuyến tàu thường ...