Những điều người Việt Nam chúng ta nên học hỏi người Nhật Bản
Ở mỗi đất nước đều có những điều tốt và điều chưa hoàn thiện, chưa tốt luôn tồn tại song song cùng nhau. Ở Nhật Bản cũng vậy, tuy nhiên những điều tốt ở Nhật Bản có thể nói là ấp đảo những điều chưa tốt. Nhật Bản có rất nhiều điều mà chúng ta cần phải học hỏi.
Tính cách người Nhật
Về tính cách theo bà Ruth Benedict -một chuyên viên Nhân Chủng Học ở Đại Học Columbia đã biên khảo về tính cách người Nhật vào thập niên 40 để làm nền tảng cho chính sách đối ứng của Hoa Kỳ "Người Nhật vừa hung bạo vừa hiền hòa, vừa nghiêm khắc vừa thơ mộng, vừa cứng ngắc vừa nhu nhuyễn, vừa trung thành vừa phản trắc, vừa can đảm vừa hèn nhát, vừa bảo thủ vừa cấp tiến... và chịu ảnh hưởng cùng lúc của Thần Đạo và tam giáo Nho, Phật, Lão...".
Nghe những lời phát biểu trên của bà Ruth Benedict như có gì đó cũng giống người Việt hay các dân tộc khác, nhưng để ý kỹ, nhưng điều quan trọng và quyết định là bà đã nêu bật được tính tích cực, đôi khi dẫn đến cực đoan ở cả hai thái cực của người Nhật. Như người Nhật trước và sau Thế Chiến Thứ 2 đi từ tàn bạo đến hòa bình, ngày xưa họ sẵn sàng chết thì ngày nay họ bảo vệ mạng sống bằng mọi giá, thể hiện qua chính sách của chính phủ cũng như từng người dân. Họ hiền tới độ đi ra nước ngoài thường bị những người không đứng đắn trấn lột, ăn hiếp. Có khi tôi liên tưởng đến hình ảnh những chú gà "nuôi giam", những con thỏ "nhà", dù được thả ra thì lúc nào cũng chậm chạp, không quen đối phó với các bất trắc bên ngoài.
Người dân Nhật Bản có tinh thần mạo hiểm và học hỏi rất cao, họ đã tự đi du học và khéo léo đãi lọc văn minh. Khi thấy những nền văn minh văn hóa rực rỡ ở Âu-Mỹ, họ cũng đã tìm tới học hỏi, làm giàu thêm cái vốn đã rất phong phú của họ, thể hiện song hành tính bảo thủ và cấp tiến. Tất nhiên khi trào lưu Âu-Mỹ tràn tới đất Phù Tang, thì ít nhiều họ cũng mất đi phần nào bản sắc riêng. Tinh thần kỷ luật đi đối với giáo dục
Tinh thần kỷ luật đi đối với giáo dục
Vòng quanh khắp thế giới mọi người đều biết người Nhật nổi tiếng là có kỷ luật, dù cho sự kỉ luật ấy bắt nguồn vì bất cứ lí do gì thì vẫn là điều đáng ca ngợi bởi xây dựng kỉ luật trong một đất nước là điều rất khó, còn ở Nhật Bản tính kỉ luật được hình thành trên từng người dân. Những người làm luật, những đoàn thể... đều phải suy tính, ghi ra rất chi tiết các quy luật và phổ biến rộng rãi để mọi người tuân theo. Những nơi sinh hoạt công cộng luôn thấy đầy những bảng hướng dẫn, thông báọ. Cứ nhìn mặt đường của Nhật thì rõ, đâu đâu cũng trắng xóa các lằn kẻ phân luồng xe chạy.
Nhà nước và người dân của họ chú ý đến chi tiết đến mức ở những nơi đông đảo hay dễ gây tai nạn, trên các mặt đường được sơn màu cam hay đỏ, sơn tráng loại đá răm... để xe chạy không bị trượt. Còn ví dụ điển hình sinh động khác như việc lót những tấm nhựa chỉ đường và loa phát nhạc báo cho người mù ở một số chỗ băng ngang đường. Tiền giấy cũng có dấu hiệu nổi đặc biệt, ở ga xe điện thì dán bảng ghi bằng chữ nổi dành cho người mù để có thể tự mua vé... Xung quanh các trường Tiểu Học thì thường có người cầm cờ hướng dẫn các em nhỏ qua đường. Người Nhật nổi tiếng là dặn dò chi tiết nhất so với các dân tộc khác. Trên các chuyến xe điện luôn luôn có các thông báo mở cửa bên nào, xin lưu ý đừng để quên hành lý, khi bước ra coi chừng khoảng cách giữa toa xe và thềm ga... Từ đó thấy được những điều nhỏ nhất cũng được hướng dẫn dần dần tạo thành thói quen cho mọi người.
Lễ nghĩa – Lịch sự
Từ lần đầu gặp mặt cách người Nhật chào nhau hay chào một người ở một dân tộc khác cũng đã thể hiện họ là dân dộc vô cùng lễ nghĩa, chào nhau không phải một lần mà đôi khi năm lần bẩy lượt. Lễ phép, cung kính ăn mặc lịch sự, nói năng nhỏ nhẹ, không phải lúc nào cũng to tiếng như chửi nhau như giữa lính Nhật thời Thế Chiến Thứ 2 với nhau hay với người bị họ thống tri... Mặc dù vẫn có một số các thành phần người dân cư xử chưa đúng mực nhưng số lượng các thành phần như thế không nhiều_điều mà bất kì quốc gia nào cũng có.
Chuyện phái mạnh tán tỉnh, chọc ghẹo các cô gái thì cam đoan không có. Hầu như không có chuyện không quen mà lẽo đẽo theo nàng về tới nhà rồi trồng "cây si" luôn. Nhưng bạn với nhau thì giữa nam nữ lại có vẻ gần gũi, tự nhiên hơn người Việt. Đi nhậu chung mà nếu một bên say thì bên kia sẵn sàng dìu đi. Vì vậy, đôi khi người Nhật kết hôn trễ, có tới khoảng 50% phải nhờ người giới thiệu, gọi là "miai" (kiến hợp). Phụ nữ được khen đẹp thì chắc là ai cũng thích, nhưng phụ nữ Nhật thì mắc cỡ, tỏ thái độ khiêm tốn và thường nói: "Cám ơn", còn phụ nữ Việt "đáo để" hơn, thường trả lời: "Sạo", "Đừng có nịnh"... còn người lạ mà khen, có khi bị lườm nguýt cho một phát rồi nói: "Vô duyên!".
Bài viết phổ biến
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa...
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt...Xem thêm
Các loại giấm Nhật Bản thông dụng
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng...Xem thêm
Xì dầu Nhật Bản khác gì với nước tương Việt Nam?
Với nhiều quốc gia,tương được xem là món ăn quốc hồn, quốc...Xem thêm
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Truyện tranh khiêu dâm có phải là văn hoá 18+ ở...
Đối với các nước trên thế giới thì đề tài khiêu dâm chỉ dành...Xem thêm
Nghệ thuật tranh khắc gỗ của Nhật Bản Ukiyo-e...
Ukiyo-e là một loại nghệ thuật tranh khắc khắc gỗ của Nhật Bản...Xem thêm
Cơm chan nước trà - Cơm trà xanh Ochazuke
Cơm chan nước trà Ochazuke được xem là món cơm trộn phổ biến...Xem thêm
Những biểu tượng đại diện của Nhật Bản
Ngôi đền Itsukushima xây dựng cách đó không xa và cũng “ngâm...Xem thêm
Kỳ Giông khổng lồ của Nhật Bản - Nghe tên đáng...
Ōsanshōuo (オオサンショウウオ/大山椒魚?), nghĩa là "cá sơn tiêu lớn". Vì...Xem thêm
Cách làm cơm bò Gyudon kiểu Nhật chuẩn không...
Trong các món ăn về thịt bò của Nhật, có một món mà ngon, dễ...Xem thêm