Món Nhật Bản


Ngạc nhiên văn hóa “tắm chung” của người Nhật

お風呂(Ofuro)có nghĩa là tắm bồn, vì vậy chúng ta có thể hiểu đại khái cụm từ này là ngâm mình trong bồn tắm.
văn hóa tắm bồn
Sau một ngày làm việc, học hành mệt mỏi, chúng ta chỉ muốn về ngay ngôi nhà của mình, xối nước cho mát mẻ, thoải mái. Thế nhưng, đối với người Nhật, tắm không chỉ là tắm, mà còn là cả một nét văn hóa. Tắm Ofuro đặc biệt ở chỗ là tất cả mọi thành viên trong gia đình sẽ lần lượt vào đó ngâm mình thư giãn, không được thay nước khác cho tới thành viên cuối cùng. Tất nhiên, trước khi vào bồn tắm, người Nhật đã tắm sạch sẽ, và vào Ofuro chỉ với mục đích ngâm mình thư giãn. Đó chính là lí do ở trong mỗi ngôi nhà Nhật đều có một bồn tắm. Điều này thật sự rất lạ lẫm với người nước ngoài.
Trên thế giới, có rất nhiều nước sử dụng bồn tắm để tắm, ngâm mình. Nhưng sử dụng bồn tắm giống như Nhật Bản thì hầu như không có. Khi nói đến tắm, chúng ta chỉ có thể nghĩ đó là hành động tắm, tắm cho sạch sẽ, tắm để loại bỏ vết bẩn trên cơ thể. Còn đối với người Nhật, tắm bồn là để thư giãn. Phong tục này đã có từ thời xa xưa. Ngày ấy, bồn tắm được làm bằng loại gỗ rất tốt và chắc chắn có tên gọi Hinoki.
văn hóa tắm bồn
Để có thể sử dụng Ofuro phải phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm chút của người phụ nữ trong gia đình. Vì sao lại nói như vậy? Bởi vì nước trong bồn, phải giữ nóng từ đêm hôm trước đến hôm sau rồi mới thay. Nước trong bồn luc nào cũng phải có nhiệt độ từ 38-42 độ. Và phải giữ ấm xuyên suốt như vậy để tất cả mọi người đều được ngâm trong nước cùng nhiệt độ. Điều này quả thật là phụ thuộc hoàn toàn vào bàn tay người phụ nữ. Tuy nhiên, ngày nay, vì khoa học tiến bộ, hiện đại hơn mà việc canh nước trong bồn cho nóng không còn là khó khăn nữa vì đã có bình nước nóng lạnh, và họ có thể điều chỉnh nhiệt độ nước tùy theo ý mỗi người.
Ngày nay, việc mỗi gia đình Nhật Bản còn giữ nét văn hóa tắm bồn rất ít, nhưng vì đã là nét văn hóa, đã gọi là phong tục, thì nó vẫn mãi tồn tại và kéo dài theo thời gian.

1,901 chars | 2017/05/05 04:34

Xem thêm bài viết liên quan

Nhật Bản đẹp cả về “ngoại hình” lẫn “nội dung”

Nhật Bản đẹp cả về “ngoại hình” lẫn “nội dung”

24/04/2017, Văn hóa thường nhật
Nền công nghiệp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, khiến Nhật Bản nhanh chóng trở thành cường quốc hàng đầu thế giới. Thế nhưng bạn đừng nghĩ Nhật Bản giàu có là nhờ trời phú cho tài nguyên thiên nhiên vì ở Nhật Bản, đồi núi chiếm 70% nhưng lại không hề có tài nguyên khoáng sản...
6 nét văn hóa Nhật Bản đặc trưng có thể bạn chưa biết

6 nét văn hóa Nhật Bản đặc trưng có thể bạn chưa biết

20/07/2017, Văn hóa thường nhật
Văn hóa được ví như linh hồn của mỗi quốc gia, bởi nó hình thành và trường tồn cùng mỗi dân tộc nên mang một bản sắc riêng. Với văn hóa Nhật Bản nó còn là biểu tượng về sức mạnh tinh thần...
Vẻ đẹp và ý nghĩa của hoa anh đào ở Nhật Bản

Vẻ đẹp và ý nghĩa của hoa anh đào ở Nhật Bản

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Hoa anh đào không đẹp khi đứng một mình, nó chỉ trở nên đẹp đẽ khi nở rộ thành một mảng: mong manh, rực rỡ. Và chính bản thân nó đã mang đến một thông điệp: con người dù ở hoàn cảnh khốn cùng nhất, vẫn luôn phải vươn lên, không bao giờ được đầu hàng số phận...
Lý do các em bé Nhật Bản không bao giờ 'ăn vạ'

Lý do các em bé Nhật Bản không bao giờ 'ăn vạ'

10/05/2017, Văn hóa thường nhật
Ở Nhật, các bà mẹ không phải một mình gánh mọi việc nuôi dạy con - các ông bố cũng sẵn sàng tham gia, dành nhiều thời gian nhất có thể cho trẻ. Trẻ em Nhật được đắm mình trong những cái ôm yêu thương và sự quan tâm của cha mẹ. Cha mẹ thường tránh la mắng con...
Sự thật về “bé mèo” Hello Kitty ở Nhật

Sự thật về “bé mèo” Hello Kitty ở Nhật

05/05/2017, Văn hóa thường nhật
Nhân vật này xuất hiện lần đầu tiên trên truyền hình nhật bản năm 1974. Được lan truyền rỗng rãi sau đó, và nó đã mang lại doanh thu hơn 1 tỉ đô mỗi năm cho công ty Sanrio ( số liệu năm 2003)...
Facebook đối với người Nhật

Facebook đối với người Nhật

08/08/2017, Văn hóa thường nhật
Theo các chuyên gia phân tích, nguyên nhân chính yếu nhất khiến Facebook không được đón chào tại Nhật Bản là sự khác biệt về văn hóa. Các trang mạng của Nhật Bản coi việc người dùng đăng ký sử dụng dịch vụ của họ bằng những thông tin giả để che dấu danh tính thật là điều đương nhiên, trong khi Fa...
Tàu điện dành riêng cho phụ nữ ở Nhật Bản và những điều cần biết

Tàu điện dành riêng cho phụ nữ ở Nhật Bản và những điều cần biết

23/05/2017, Văn hóa thường nhật
Nhật Bản là đất nước có số lượng người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng lớn nhất thế giới, điều này cũng đồng nghĩa với tình trạng quấy rối trên các chuyến tàu đông đúc phát sinh. Đặc biệt tại các thành phố lớn như Tokyo vào giờ cao điểm, tình trạng quá tải trên các chuyến tàu thường ...
Ngủ Gật ở Nhật Bản lại được xem là một văn hóa đáng khen - Phần 1

Ngủ Gật ở Nhật Bản lại được xem là một văn hóa đáng khen - Phần 1

11/12/2017, Văn hóa thường nhật
Theo tiến sĩ Brigitte Steger, giảng viên cao cấp chuyên nghiên cứu văn hóa Nhật Bản tại Downing College Cambridge, inemuri có thể được dịch là "ngủ trong khi có mặt". Nói rộng hơn, inemuri dùng để miêu tả những giấc ngủ ngắn không cố ý tại nơi công cộng, trên tàu hay tại văn phòng...
Ngày lễ khai giảng ở Nhật Bản có phải là 5/9 như Việt Nam?

Ngày lễ khai giảng ở Nhật Bản có phải là 5/9 như Việt Nam?

25/05/2018, Văn hóa thường nhật
Ở Nhật Bản, như ở những nước khác, mùa xuân là một mùa khởi đầu mới. Tại hầu hết các cơ sở giáo dục từ trường tiểu học đến các trường đại học, sinh viên mới nhập học vào tháng Tư và tốt nghiệp vào cuối tháng Ba.
Yếu tố làm nên thành công trong công việc cho người Nhật Bản

Yếu tố làm nên thành công trong công việc cho người Nhật Bản

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Tinh thần đồng đội là yếu tố tiên quyết đối với thành công của một tập thể. Nếu quá chú trọng đến vai trò cá nhân, một doanh nghiệp sẽ thất bại vì mọi người chỉ quan tâm đến thành quả của riêng mình. Người Nhật giỏi ko ở những cá nhân "xuất thần". mà họ giỏi là giỏi tập thể, giỏi phối hợp, đoàn k...