Món Nhật Bản


Mang theo cành tre Fukusasa may mắn sẽ vây quanh mình

Nguồn gốc và lịch sử của cành tre Fukusasa

Từ ngàn đời xưa, cây tre đã không còn xa lạ gì đối với người dân Việt Nam. Hình ảnh những lũy tre làng trong xanh uốn lượn trong gió mát đem lại cho con người một cảm giác thư thã hơn bao giờ hết. Cây tre trong lịch sử Việt Nam cũng rất oai hùng trợ giúp Thanh Gióng đuổi giặc ngoại xâm. Trong lịch sử Nhật bản cũng vậy, cành tre fukusasa cũng là chủ đề của các truyện cổ tích, là biểu hiện của sự may mắn và không thể thiếu trong các lễ hội...Người Nhật tin tưởng rằng cành tre fukusasa là một loài cây bí hiểm và độc nhất vô nhị. Cành tre fukusasa được coi như một thứ cây thần thánh vì trong ruột rỗng của cây chính là chỗ ở của thánh thần. Một trong những chuyện cổ tích lâu đời nhất ở Nhật là Taketori monogatari (Chuyện kể về người đốn tre) nói lên niềm tin tưởng đó.

cành tre may mắn

cành tre may mắn

Chuyện bắt nguồn từ 900 năm trước và nổi tiếng ở Nhật, kể chuyện một công chúa xinh đẹp từ cung trăng xuống trần giới. Anh thợ đốn tre nghèo đã phát hiện ra nàng công chúa bé xíu giữa thân tre và đem về nhà mình. Công chúa lớn lên rất nhanh thành một cô gái xinh đẹp nên có rất nhiều người đến cầu hôn, nhưng đã đến ngày nàng phải trở về mặt trăng. Cũng giống như một cây măng, nàng chỉ cao khoảng chưa đầy một tấc lúc người đốn tre phát hiện ra và nàng đã cao lớn nhanh chóng chỉ trong vòng ba tháng. Hầu hết trẻ con Nhật Bản đều biết câu chuyện này dưới cái tên Kaguya-him (tức Công chúa mặt trăng) trong các truyện tranh dành cho trẻ nhỏ. từ đó người ta quan niệm nếu như bạn đang nắm giữ một cành tre fukusasa thì bạn sẽ gặp may mắn vây quanh mình suốt năm.

Từ rất sớm, cây tre đã đóng một vai trò không thể thiếu trong xã hội Nhật Bản. Nó mạnh mẽ, thanh thoát, rất dễ uốn và đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng trong đời sống hàng ngày. Những chiếc lược, những rổ rá bằng tre đã được phát hiện vào thời kỳ Jomon ( từ hơn 300 năm trước công nguyên) tại 2 di chỉ khảo cổ học ở Honshu và Kyushu. Điều này cho thấy loài tre đã xuất hiện và phát triển rất rộng ở nhiều nơi trên đất Nhật và nó cũng đã được chế tác thành các vật dụng từ rất lâu. Người ta cũng cho rằng con người đã dùng măng để ăn vào thời kỳ đó.Qua các thời kỳ, cây tre đã thể hiện ở rất nhiều hình thái…

cành tre may mắn

cành tre may mắn

Vào thời kỳ Yayoi (trước công nguyên 300 năm đến 40 năm sau công nguyên) tre cũng đã được dùng như các công cụ đánh cá như cái bẫy (trap), cái giần, cái sàn (sieve), rổ, bàn chải... Người ta cũng xác định rằng trong thời kỳ Nara (710-794), cây tre đã được dùng làm cán bút, nhạc cụ như sáo trúc Nhật bản (shakuhachi).Nhiều bức ảnh chụp lại các hiện vật trưng bày ở Bảo tàng tre Nhật Bản khai quật ở Nagaoka-kyo - thủ đô của đế chế Nhật từ năm 784 đến 794 thuộc quận Kyoto, cho thấy từ rất lâu cây tre Madake đã được dùng làm ống dẫn nước. Chúng được phát hiện ở trạng thái như đã được bảo quản cẩn thận, dù đã trải qua đã hơn 1.200 năm! Nhưng khi đưa vào trưng bày ở Bảo tàng thì nó bắt đầu hư hỏng.

cành tre may mắn

cành tre may mắn

Thời kỳ Heian (794-1192), cây tre cũng đã được sử dụng làm rất nhiều thứ đồ dùng, từ những vật gia dụng hàng ngày cho đến vật trang trí. Thời kỳ Kamakura và Muromachi ( 192-1573), cây tre cũng được sử dụng chế tạo vũ khí cho các chiến binh Samurai như cung và mũi tên...Tre luôn là những vật liệu thiết yếu trong việc phân biệt kiểu dáng kiến trúc, Sukiya-zukuri (trường phái kiến trúc nhà ở kết hợp các sắc thái xây dựng đặc biệt cho nghi lễ uống trà (trà thất) xuất hiện trong thời kỳ Azuchi- Momoyama (1573-1603) và Edo (1603-1868). Nó không chỉ dùng làm trụ chống đỡ các tấm phên bằng đất sét mà còn làm vật liệu trang trí trong các góc tường, chỗ hóng mát, làm rèm che và cả đóng trần nhà. Các đồ uống trà dùng trong trà thất cũng được chế tác rất tinh xảo bằng nhiều giống tre khác nhau...

Nước Nhật đã trải qua một giai đoạn hiện đại hóa nhanh chóng từ sau năm 1854. Tuy vậy, cây tre vẫn là loại vật liệu không thể thiếu, kể cả sau khi thất bại trong đệ nhị thế chiến. Cây tre, trên thực tế đã được sử dụng như thứ vật liệu thay thế cho thép trong xây đúc bê tông. Hình ảnh bê tông tre được sử dụng ở sân vận động Kyoto hiện có trưng bày ở Bảo tàng tre Nhật bản là một bằng chứng.

cành tre may mắn

cành tre may mắn

Một số đền thờ ở Nhật Bản tổ chức một thị trường để bán cành tre fukusasa được trang trí với các vật phẩm may mắn cho người kinh doanh địa phương trong tháng Giêng. Với ý nghĩa là cành tre fukusasa sẽ mang may mắn và bình an tới mọi nhà. Không chỉ để trang trí mà tre còn có rất nhiều công dụng đối với người Nhật Bản như là những búp măng non của tre thường được các đầu bếp nhật chế biến trong món ăn dẫn dã. Ngoài ra cây tre là một biểu tượng không thể thiếu trong các lễ hội của nhật bản. Do đặc tính thân rỗng của mình tre còn được vuốt thành những dụng cụ phục vụ cho chiến tranh.

cành tre may mắn

4,687 chars | 2017/10/26 08:38

Xem thêm bài viết liên quan

Búp bê Daruma tấm lá chắn may mắn của người Nhật Bản phần 1

Búp bê Daruma tấm lá chắn may mắn của người Nhật Bản phần 1

27/10/2017, Văn hóa thường nhật
Người ta thường viết chữ “ Phước” lên bụng Daruma như mộ loại bùa may mắn. Mặt được vẽ đầy đủ lông mày, mũi, ria, mép nhưng đặc biệt đôi mắt luôn chỉ để tròng trắng, không vẽ con người. Người Nhật quan niệm điều đó sẽ giúp bạn thực hiện được mục tiêu cho năm mới của mình....
Văn hóa ứng xử nơi công cộng, bạn từng biết ?

Văn hóa ứng xử nơi công cộng, bạn từng biết ?

04/05/2017, Văn hóa thường nhật
Bạn sẽ thấy vô cùng ngạc nhiên vì ở Nhật không có thùng rác rải rác khắp nơi như ở Việt Nam hay một số nước khác. Nhưng đường phố vẫn sạch bong là vì người Nhật luôn mang theo một bịch bóng nhỏ để đựng rác, và khi gặp thùng rác, họ sẽ vứt vào đấy chứ k vứt lung tung ra ngoài...
Đừng bao giờ nhường ghế cho người già ở Nhật Bản

Đừng bao giờ nhường ghế cho người già ở Nhật Bản

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
nếu chúng ta nhường ghế cho người già, họ sẽ nghĩ chúng ta xem họ là người già, ấy là điều họ không hề muốn, họ không thích bị xem như vậy, vô tình họ sẽ cảm thấy, thật là bị “xúc phạm”...
Đặc sắc bút lông Nhật Bản

Đặc sắc bút lông Nhật Bản

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Bút lông được sử dụng chủ yếu để viết chữ, đặc biệt là thư pháp. Khi viết thư pháp người nghệ sĩ bên cạnh thể hiện được kĩ năng tuyệt vời của mình thì còn thể hiện đưuọc một sự thanh thoát trong tâm hồn và nhân cách...
Người Nhật Bản sống thọ?

Người Nhật Bản sống thọ?

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
nếu món ăn có ngon đến mức độ nào đi chăng nữa, người Nhật cũng chỉ ăn vừa đủ, không để quá no, họ thương chia thức ăn theo khẩu phần, như vậy để đảm bảo rằng ăn vừa đủ và vẫn giữ được cân nặng hợp lí vì với một cân nặng vượt quá mức cho phép, sẽ ẩn chứa khá nhiều căn bệnh...
Độc đáo với cách ngư dân Nhật Bản bắt cá bằng chim cốc

Độc đáo với cách ngư dân Nhật Bản bắt cá bằng chim cốc

11/05/2017, Văn hóa thường nhật
Tại Nhật Bản và Trung Quốc cổ đại, ngư dân đã học để giữ và huấn luyện những con chim để giúp họ đánh bắt cá ở sông...
Những điều thú vị về Hệ thống trường học ở Nhật Bản (phần 1)

Những điều thú vị về Hệ thống trường học ở Nhật Bản (phần 1)

12/01/2018, Văn hóa thường nhật
Hệ thống giáo dục của nhà nước Nhật Bản là niềm tự hào quốc gia ở đất nước này, với cách tiếp cận truyền thống đã giúp học sinh Nhật Bản dễ dàng vượt trội so với các đối tác trên khắp thế giới. Các bài kiểm tra PISA chứng minh điều này hơn nữa...
Cách trẻ em ở Nhật học kanji

Cách trẻ em ở Nhật học kanji

08/11/2017, Văn hóa thường nhật
Ở Nhật, trẻ em học 6 năm ở trường tiểu học, học hơn một nghìn chữ tượng hình ( kanji ). Trong suốt giai đoạn đầu của quá trình học, họ đã nâng cao kỹ năng đọc của mình rất nhiều kể từ khi bắt đầu bằng sách tranh, cuối cùng họ đã đọc truyện ngắn và tiểu sử dễ dàng.
Ý nghĩa thú vị đằng sau của quốc kì Nhật Bản

Ý nghĩa thú vị đằng sau của quốc kì Nhật Bản

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Quốc kì Nhật Bản là một hình chữ nhật với tỷ lệ ban đầu của lá cờ là 7:10 sau đó đã được thay đổi với tỷ lệ 2:3. Với nền màu trắng và một hình tròn đỏ ở trung tâm. Đồng thời vị trí địa lý của Nhật Bản ở phía Đông của châu Á và là đất nước đầu tiên của châu Á đón lấy ánh mặt trời vào buổi bình min...
Ngắm chim hạc Tancho, con vật biểu tượng của Nhật Bản

Ngắm chim hạc Tancho, con vật biểu tượng của Nhật Bản

14/04/2017, Văn hóa thường nhật
Điểm dừng cuối cùng nơi đây bạn có thể đến được để ngắm tancho là Tsurui Ito Tancho Sanctuary. Với khung cảnh của những cánh đồng tuyết trải rộng dưới bầu trời xanh sáng, đây là một địa điểm lý tưởng để quan sát những chiếc Cranes Red-crowned và để làm mọi việc tốt hơn, chúng đã đổ xô đến đây với...