Món Nhật Bản


Độc đáo với cách ngư dân Nhật Bản bắt cá bằng chim cốc

Nghề đánh bắt cá đã xuất hiện từ rất lâu đời ở Nhật Bản nói riếng và trên cả nói chung. Và con người chúng ta đã sáng tạo ra rất nhiều cách bắt cá khác nhau điển hình như câu cá bằng cần câu, thả lưới để bắt cá, thả vó,...Trong các hình thức bắt cá ấy thì có một hình thức bắt cá vô cùng độc đáo chính là "bắt cá bằng chim cốc". Đây là sự kết hợp ăn ý và vô cùng thú vị giữa động vật và con người. Tại Nhật Bản và Trung Quốc cổ đại, ngư dân đã học để giữ và huấn luyện những con chim để giúp họ đánh bắt cá ở sông. Kỹ thuật đánh bắt này được sử dụng ở một số vùng quê Nhật Bản, đặc biệt là dân cư sống quanh sông Nagara trong tỉnh Gifu. Chim cốc là một loài chim biển có chế độ ăn chủ yếu cá. Vì vậy, chúng là bậc thầy trong lĩnh vực săn cá. Chúng chờ đợi con mồi trên bờ biển hoặc các bên cửa sông, khi phát hiện cá, chúng lặn ngay dưới nước, dùng chiếc mỏ có cấu tạo đặc biệt tóm gọn con mồi.

bắt cá bằng chim cốc
bắt cá bằng chim cốc
Các con chim cốc được thả cho lặn dưới nước để bắt cá. Một cái bẫy được gắn gần cổ họng của con chim cho phép chim chỉ được nuốt cá nhỏ. Những con cá lớn sẽ mắc trong cổ họng của con chim. Mỗi con chim có thể chứa đến sáu cá trong cổ họng của nó tại một thời điểm. Mặc dù ngày nay đã có nhiều phương pháp đánh cá hiệu quả nhưng phương pháp dùng chim cốc để bắt cá vẫn còn được người dân Nhật Bản sử dụng để giữ gìn truyền thống và sử dụng như là một điểm thu hút khách du lịch.
bắt cá bằng chim cốc

bắt cá bằng chim cốc
Việc sử dụng chim cốc để đánh bắt cá trên sông Nagara bắt đầu từ hơn 1.300 năm trước đây, có nguồn gốc như là một cách để nuôi gia đình. Dưới sự bảo trợ của Hoàng gia, sông Nagara vẫn giữ được sự trong sạch của mình, cho phép việc đánh bắt cá bằng chim cốc diễn ra liên tục qua các thời đại. Cá chim cốc đã từng là một ngành công nghiệp có lợi nhuận. Ngày nay, số ngư dân sử dụng phương pháp đánh bắt cá bằng chim cốc đã giảm dần khi nhiều phương pháp đánh bắt công nghiệp hiện đại, hiệu quả hơn nhiều được áp dụng. Nhưng ở thành phố Gifu, phương pháp đánh bắt cá cổ điển, độc đáo bằng chim cốc vẫn được áp dụng như một hình thức thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới.
bắt cá bằng chim cốc

bắt cá bằng chim cốc

bắt cá bằng chim cốc

2,057 chars | 2017/05/11 06:57

Xem thêm bài viết liên quan

Ngạc nhiên văn hóa “tắm chung” của người Nhật

Ngạc nhiên văn hóa “tắm chung” của người Nhật

05/05/2017, Văn hóa thường nhật
Sau một ngày làm việc, học hành mệt mỏi, chúng ta chỉ muốn về ngay ngôi nhà của mình, xối nước cho mát mẻ, thoải mái. Thế nhưng, đối với người Nhật, tắm không chỉ là tắm, mà còn là cả một nét văn hóa...
Văn hóa ứng xử nơi công cộng, bạn từng biết ?

Văn hóa ứng xử nơi công cộng, bạn từng biết ?

04/05/2017, Văn hóa thường nhật
Bạn sẽ thấy vô cùng ngạc nhiên vì ở Nhật không có thùng rác rải rác khắp nơi như ở Việt Nam hay một số nước khác. Nhưng đường phố vẫn sạch bong là vì người Nhật luôn mang theo một bịch bóng nhỏ để đựng rác, và khi gặp thùng rác, họ sẽ vứt vào đấy chứ k vứt lung tung ra ngoài...
Điều cần biết khi tắm khỏa thân ở Nhật Bản

Điều cần biết khi tắm khỏa thân ở Nhật Bản

03/05/2017, Văn hóa thường nhật
Tắm khỏa thân ở Nhật Bản luôn là điều thu hút không chỉ du khách trong nước mà cũng rất thú vị với hầu hết du khách ngoài nước khi đặt chân tới đất nước này. Du khách phải khỏa thân toàn bộ trước khi tắm nước nóng, lúc tắm thì không ăn uống hay hút thuốc và nên mang khăn riêng...
Búp bê Daruma tấm lá chắn may mắn của người Nhật Bản phần 1

Búp bê Daruma tấm lá chắn may mắn của người Nhật Bản phần 1

27/10/2017, Văn hóa thường nhật
Người ta thường viết chữ “ Phước” lên bụng Daruma như mộ loại bùa may mắn. Mặt được vẽ đầy đủ lông mày, mũi, ria, mép nhưng đặc biệt đôi mắt luôn chỉ để tròng trắng, không vẽ con người. Người Nhật quan niệm điều đó sẽ giúp bạn thực hiện được mục tiêu cho năm mới của mình....
Ngày lễ khai giảng ở Nhật Bản có phải là 5/9 như Việt Nam?

Ngày lễ khai giảng ở Nhật Bản có phải là 5/9 như Việt Nam?

25/05/2018, Văn hóa thường nhật
Ở Nhật Bản, như ở những nước khác, mùa xuân là một mùa khởi đầu mới. Tại hầu hết các cơ sở giáo dục từ trường tiểu học đến các trường đại học, sinh viên mới nhập học vào tháng Tư và tốt nghiệp vào cuối tháng Ba.
Cúi chào cũng mang nhiều ý nghĩa ??? ( Phần 2 )

Cúi chào cũng mang nhiều ý nghĩa ??? ( Phần 2 )

05/05/2017, Văn hóa thường nhật
Cúi chào, không chỉ đơn giản là hành động cúi đầu, đối với người Nhật, họ phân chia rất rõ ràng và cụ thể cách cúi chào cho từng tình huống, cho từng đối tượng...
Người Nhật thích gì khi đến Việt Nam?

Người Nhật thích gì khi đến Việt Nam?

02/06/2017, Văn hóa thường nhật
Họ còn quả quyết rằng: nhờ thức ăn như thế nên phụ nữ Việt Nam có thân hình rất đẹp để mặc áo dài (!) và rất ấn tượng về việc hiếm thấy những phụ nữ mập quá khổ. Thực hư thế nào chưa biết, nhưng cứ nhìn cái cách họ háo hức đọc guide book, ra sức tìm kiếm, lục lọi các quán ăn dù nhỏ ở bất cứ xó xỉ...
Lý do các em bé Nhật Bản không bao giờ 'ăn vạ'

Lý do các em bé Nhật Bản không bao giờ 'ăn vạ'

10/05/2017, Văn hóa thường nhật
Ở Nhật, các bà mẹ không phải một mình gánh mọi việc nuôi dạy con - các ông bố cũng sẵn sàng tham gia, dành nhiều thời gian nhất có thể cho trẻ. Trẻ em Nhật được đắm mình trong những cái ôm yêu thương và sự quan tâm của cha mẹ. Cha mẹ thường tránh la mắng con...
Đồ vật may mắn cho bé gái Nhật Bản Hagoita

Đồ vật may mắn cho bé gái Nhật Bản Hagoita

26/04/2017, Văn hóa thường nhật
Hagoita được người dân Nhật Bản xem như một vật mang lại sự may mắn cho các bé gái, cũng có thể hiểu rằng đó chính là bùa may mắn, xua đuổi điều xấu xa ra khỏi các bé gái...
Ngủ Gật ở Nhật Bản lại được xem là một văn hóa đáng khen - Phần 2

Ngủ Gật ở Nhật Bản lại được xem là một văn hóa đáng khen - Phần 2

11/12/2017, Văn hóa thường nhật
Khi ngủ bạn cần ngồi trong tư thế như thể là bạn đang làm việc hoặc đang nghe nhưng không thể cưỡng lại cơn buồn ngủ và buộc phải gục xuống. Tư thế của bạn khi ngủ phải giống như kiểu bạn sẵn sàng bật dậy và làm gì đó tuyệt vời.....