Món Nhật Bản


Điều cần biết khi tắm khỏa thân ở Nhật Bản

Tắm khỏa thân ở Nhật Bản luôn là điều thu hút không chỉ du khách trong nước mà cũng rất thú vị với hầu hết du khách ngoài nước khi đặt chân tới đất nước này. Du khách phải khỏa thân toàn bộ trước khi tắm nước nóng, lúc tắm thì không ăn uống hay hút thuốc và nên mang khăn riêng.

Nhật Bản là điểm đến hàng đầu về các dịch vụ tắm onsen. Các suối nước nóng trải dài từ phía bắc hòn đảo Hokkaido đến phía nam bán đảo Kyushu nên du khách rất dễ dàng tìm được một nơi thư giãn.

Có hai loại hình tắm onsen mà du khách chọn để tắm khỏa thân là tắm công cộng và tắm cá nhân. Tùy vào điểm đến và sở thích du khách có thể chọn cho mình loại hình onsen ưa thích. Onsen công cộng lộ thiên có giá khoảng 800 yên (160.000 đồng/ngày), onsen cá nhân được tích hợp thành nhà trọ truyền thống kiểu Nhật, thích hợp cho những người ngại khỏa thân ở những nơi đông người hay gia đình nhỏ, giá từ khoảng 5.000 yên đến 10.000 yên (1-2 triệu/ngày), bao gồm ăn uống và nghỉ ngơi.

Tuy nhiên dù chọn cách nào du khách cũng cần phải nắm được văn hóa tắm onsen. tắm khỏa thân cơ bản của người Nhật và tuân thủ những nghi thức nhất định.

khoathan

Chú ý lối vào

Hầu hết khu onsen công cộng, các lối vào được ngăn bằng bức màn màu xanh và đỏ. Cùng với các ký hiệu về giới tính, các bức màn màu xanh là lối vào cho nam và màu đỏ cho nữ.

Để tư trang ở khu riêng

Đây cũng là khu thay đồ và để các vật dụng cá nhân, mỗi du khách tự chọn cho mình một tủ chứa để đựng tư trang cá nhân. Du khách cần phải đeo chìa khóa trên tay cả trong lúc ngâm mình.

Khỏa thân toàn bộ

Đó là quy tắc quan trọng mà du khách cần phải nhớ và không ngoại lệ cho bất kỳ ai. Người Nhật quan niệm khi thưởng thức những thú vui tao nhã mọi khoảng cách đều được xóa bỏ. Những bộ trang phục cao sang quý phái sẽ được trút bỏ để cùng hòa mình và vui thú với thiên nhiên.

Làm sạch cơ thể

Trước khi bước vào ngâm mình dưới dòng nước ấm áp du khách cần phải tắm rửa cơ thể sạch sẽ. Khu tắm rửa cũng nằm chung trong khu tắm onsen tuy nhiên được đặt ở góc riêng, cùng với ghế, chậu tắm nhỏ xinh và các loại dầu gội. Du khách có thể mang theo xà phòng và các loại sữa tắm riêng nếu muốn.

Mang theo khăn riêng

Các khu tắm onsen đều có cho thuê khăn tắm, tuy nhiên du khách nên mang khăn riêng để cảm thấy thoải mái khi sử dụng. Hai khăn tắm lớn và một khăn nhỏ để che những bộ phận nhạy cảm khi đi lại trong khu Onsen là điều thích hợp. Đặc biệt du khách không mang khăn tắm xuống dưới bồn nước nóng mà để trên thành hay trên đầu khi xuống tắm.

Thử nhiệt độ nước

Trong khi tắm rửa làm sạch cơ thể du khách nên sử dụng vòi nước nóng để cơ thể bắt đầu làm quen nhiệt độ. Trước khi xuống hãy ngâm đôi chân trong khoảng vài phút để cảm nhận nhiệt độ. Sau khi quen với độ nóng của nước, du khách hãy tận hưởng những giây phút thoải mái với dòng nước ấm áp và tiết trời se lạnh mùa đông.

Không chụp ảnh

Không được sử dụng điện thoại cũng như các loại máy chụp ảnh vào khu vực tắm công cộng. Người Nhật hầu hết đều tôn trọng vấn đề riêng tư của nhau nên bạn cũng cần biết để tránh gây hiểu lầm và bị cho là mất lịch sự.

Cấm những người xăm mình

Các hình xăm truyền thống của người Nhật đều gắn liền với giới xã hội đen Nhật Bản là Yakuza nên ít nhiều làm du khách khác cảm thấy sợ hãi. Vì vậy các khu onsen đều cấm những người xăm mình, một bộ phận người Nhật xăm mình cũng ý thức được đều này nên họ hầu như không vào onsen. Tuy nhiên với người nước ngoài thì họ được phép nếu hình xăm ở mức quy định.

Cấm ăn và hút thuốc

Hút thuốc ở nơi công cộng là điều bị cấm ở Nhật Bản, và ăn ở khu vực tắm onsen cũng không được phép. Ở những khu vực được phép nhâm nhi chút sake nóng, du khách cần phải hỏi quầy tiếp tân. Nếu muốn không gian riêng tư và được phép làm những điều đó du khách hãy chọn những lữ quán truyền thống Nhật Bản.

Lau thật sạch cơ thể sau khi tắm

Onsen tự nhiên đều là những khoáng chất thiên nhiên có khả năng chữa bệnh và làm cơ thể thư giãn hài hòa nên có mùi khá đặc trưng. Do đó du khách cần lau sạch toàn bộ cơ thể và thư giãn ở các khu vực massage tích hợp, hay vào khu ẩm thực để thưởng thức những món ăn truyền thống Nhật Bản.

4,092 chars | 2017/05/03 10:01

Xem thêm bài viết liên quan

 Thích thú với hình thức cắm trại ngoài trời ở Nhật Bản

Thích thú với hình thức cắm trại ngoài trời ở Nhật Bản

23/05/2017, Văn hóa thường nhật
Cắm trại là một điều tuyệt vời nhất cho những bạn yêu thiên nhiên và muốn hòa mình cùng thiên nhiên càng gần càng tốt, hoặc đơn giản là cho những bạn muốn tiết kiệm chút tiền khi đi du lịch mà thôi. Thật tuyệt vời là nếu bạn ở Nhật, bạn có thể tìm thấy trên 2000 khu cắm trại cực hợp lý rải rác kh...
Ngủ Gật ở Nhật Bản lại được xem là một văn hóa đáng khen - Phần 2

Ngủ Gật ở Nhật Bản lại được xem là một văn hóa đáng khen - Phần 2

11/12/2017, Văn hóa thường nhật
Khi ngủ bạn cần ngồi trong tư thế như thể là bạn đang làm việc hoặc đang nghe nhưng không thể cưỡng lại cơn buồn ngủ và buộc phải gục xuống. Tư thế của bạn khi ngủ phải giống như kiểu bạn sẵn sàng bật dậy và làm gì đó tuyệt vời.....
Kendo, cả về văn hóa và thể thao

Kendo, cả về văn hóa và thể thao

27/04/2017, Văn hóa thường nhật
Kendo là một môn võ thuật hiện đại của Nhật Bản nổi tiếng trên khắp thế giới. Nguồn gốc của Kendo có thể là từ thời Samurai và sau đó là đến các nghiên cứu của Bushido - "Con đường của các Samurai" - kiến thức về quá khứ là một yếu tố quyết định để thực sự hiểu được ý nghĩa của Kendo...
Vẻ đẹp và ý nghĩa của hoa anh đào ở Nhật Bản

Vẻ đẹp và ý nghĩa của hoa anh đào ở Nhật Bản

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Hoa anh đào không đẹp khi đứng một mình, nó chỉ trở nên đẹp đẽ khi nở rộ thành một mảng: mong manh, rực rỡ. Và chính bản thân nó đã mang đến một thông điệp: con người dù ở hoàn cảnh khốn cùng nhất, vẫn luôn phải vươn lên, không bao giờ được đầu hàng số phận...
Văn hoá đi bộ của người Nhật Bản_những điều nên biết

Văn hoá đi bộ của người Nhật Bản_những điều nên biết

24/04/2017, Văn hóa thường nhật
Nói chuyện điện thoại lớn tiếng ở nơi đông người được coi là một hành động bất lịch sự và thô lỗ đối với người Nhật vì nó gây phiền hà cho những người xung quanh. Do đó, việc vừa đi bộ vừa nói chuyện phiếm hay nghe điện thoại là một điều rất không hay, người Nhật không thích điều này và cũng khôn...
Búp bê Daruma Nhật Bản - tấm lá chắn may mắn cho người dân xứ sở Phù Tang

Búp bê Daruma Nhật Bản - tấm lá chắn may mắn cho người dân xứ sở Phù Tang

27/10/2017, Văn hóa thường nhật
Búp bê Daruma Nhật Bản trong cuộc sống hiện đại ở Nhật là một Engimono (biểu tượng may mắn) phổ biến thứ 2 ở Nhật, sau chú mèo may mắn Maneki Neko. Các búp bê Daruma Nhật Bản thường được người Nhật tặng nhau trong những dịp sinh nhật, lễ tết hay khi một người bắt đầu tiến hành những dự định mới t...
Bạn sẽ bất ngờ khi biết tại sao trẻ em Nhật không có phòng học riêng

Bạn sẽ bất ngờ khi biết tại sao trẻ em Nhật không có phòng học riêng

02/06/2017, Văn hóa thường nhật
Nhật Bản quả thực một đất nước kỳ diệu khi thường xuyên đi ngược lại những lý lẽ thường thấy ở rất nhiều nước khác và tạo cho dân tộc mình những đặc điểm riêng không thể lẫn đi đâu được. Trong khi rất nhiều các bậc phụ huynh trên khắp thế giới đều mong muốn tạo dựng cho con cái của mình một không...
Facebook đối với người Nhật

Facebook đối với người Nhật

08/08/2017, Văn hóa thường nhật
Theo các chuyên gia phân tích, nguyên nhân chính yếu nhất khiến Facebook không được đón chào tại Nhật Bản là sự khác biệt về văn hóa. Các trang mạng của Nhật Bản coi việc người dùng đăng ký sử dụng dịch vụ của họ bằng những thông tin giả để che dấu danh tính thật là điều đương nhiên, trong khi Fa...
Đặc sắc bút lông Nhật Bản

Đặc sắc bút lông Nhật Bản

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Bút lông được sử dụng chủ yếu để viết chữ, đặc biệt là thư pháp. Khi viết thư pháp người nghệ sĩ bên cạnh thể hiện được kĩ năng tuyệt vời của mình thì còn thể hiện đưuọc một sự thanh thoát trong tâm hồn và nhân cách...
Trường đại học Tokyo - niềm khao khát của rất nhiều học sinh

Trường đại học Tokyo - niềm khao khát của rất nhiều học sinh

09/05/2017, Văn hóa thường nhật
Trường được thành lập bởi chính phủ Minh Trị vào năm 1877 với tên như hiện nay bằng cách hợp nhất các trường Tây y cũ của chính phủ. Trường đã được đổi tên thành Đại học Đế quốc năm 1886, và sau đó là Đại học Đế quốc Tokyo năm 1887 khi hệ thống đại học đế quốc được hình thành...