Món Nhật Bản


Đây là lí do khiến phụ nữ trước đây không thể làm sushi

Trước đây ở Nhật có một định kiến rằng: chỉ nam giới mới được phép làm sushi còn nữa giới thì không. Mọi người có biết tại sao không ? Cùng đi tìm câu trả lời nhé!

Tại sao chế biến sushi không dành cho nữ giới?

Truyền thống đã thay đổi

Thế hệ những người phụ nữ mới ở Nhật Bản
phụ nữ trước đây không được làm sushi

Nadeshico Sushi còn mới mẻ ở Nhật và những phụ nữ ở đây đang làm việc rất nghiêm túc. Cho dù con đường phía trước vẫn còn nhiều khó khăn nhưng họ vẫn luôn cố gắng để chứng minh bản thân với thông điệp “Tất nhiên, phụ nữ cũng có thể làm được.” Những đầu bếp sushi nữ đầu tiền ở Nhật Bản vẫn luôn giữ niềm tin về việc rút ngắn khoảng cách giới rất lớn vẫn còn đang tồn tại trong nghề.

Văn hoá xứ phù tang vốn nổi tiếng với sự khắt khe, đặc biệt là lễ giáo đối với phụ nữ. Nhưng câu chuyện của nữ đầu bếp sushi Chizui đã trở thành một ví dụ điển hình cho sự thay đổi vị thế của nữ giới trong xã hội Nhật Bản. Cánh cửa của nữ quyền đang mở rộng hơn đối với thế hệ những người phụ nữ trẻ năng động và quyết tâm như Chizui.

Được biết theo truyền thống phụ nữ không được dạy trở thành đầu bếp làm sushi và có nhiều câu chuyện giải thích nguyên nhân cho phong tục kỳ lạ này. Nhiều lời giải thích cho rằng cho rằng bàn tay phụ nữ thì quá nhỏ và ấm nên sẽ làm ảnh hưởng đến hương vị của những miếng cá tươi. Bên cạnh đó mùi hương từ các loại mỹ phẩm trên người họ có thể làm ảnh hưởng đến sự nhanh nhạy của khứu giác. Yoshikazu Ono, con trai và người thừa kế của bậc thầy nổi danh thế giới Jiro Ono, cho biết: “Để trở thành đầu bếp sushi chuyên nghiệp, một người phải có vị giác ổn định. Do chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, phụ nữ sẽ bị mất cân bằng vị giác, đó là lý do họ không thể làm nghề này”.

Một vấn đề nan giải khác cản trở những người phụ nữ tham gia vào công việc chế biến sushi đó chính là việc tham gia vào các chợ nguyên liệu cá tươi truyền thống. Vì từ xưa đến nay tại các chợ cá phần lớn do nam giới đứng ra là khiển mọi hoạt động. Như tại khu chợ cá nổi tiếng Tsukiji ở Tokyo, nơi đây chủ yếu do nam giới giao dịch và quản lý. Do đó những người phụ nữ không có tiếng nói trong lĩnh vực này sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn khi mua hàng từ những người đàn ông. Tuy nhiên, đối với nhiều người phụ nữ Nhật yêu thích và có đam mê với sushi thì những lý do trên cũng không thể ngăn cản đam mê của họ với công việc tạo ra những miếng sushi tươi ngon, đẹp mắt.

phụ nữ trước đây không được làm sushi

Chợ cá nổi tiếng Tsukiji không có bóng dáng của bất kì người phụ nữ nào.

Tại quận Akihabara, Tokyo, giữa một chuỗi cửa hàng sushi của các đầu bếp nam giới có một quán ăn đặc biệt mang tên Nadeshico Sushi, nơi toàn bộ đầu bếp sushi đều là nữ. Sự xuất hiện của nhà hàng đặc biệt này đã làm thay đổi toàn bộ lịch sử món sushi trên xứ sở mặt trời mọc. Quản lý nhà hàng, cô Yuki Chizui, đã ấp ủ niềm đam mê cháy bỏng với món ăn này từ lâu. Khi còn là sinh viên, Chizui làm công việc chào và xếp chỗ cho khách ở nhà hàng, nhưng mơ ước của cô là trở thành đầu bếp sushi. Phải mất 6 năm quan sát những nam đầu bếp chuyên nghiệp khác, cô mới có thể chính thức biến giấc mơ của mình thành hiện thực.

phụ nữ trước đây không được làm sushi
Nadeshico Sushi nằm trên một con phố đông đúc thuộc quận Akihabara.

Tình cờ vào năm 2010, Chizui thấy quảng cáo tuyển dụng ở Nadeshico ở quận Akihabara, nơi nổi tiếng những cửa hàng cafe với những nữ bồi bàn hoá trang độc đáo. Chủ nhà hàng, ông Kazuya Nishikiori mong muốn các cô gái cũng sẽ có cơ hội bình đẳng với nam giới bằng cách tạo cho họ chỗ đứng trong nghề đầu bếp sushi. Chizu đã hết sức bất ngờ và hào hứng khi biết rằng có một nơi như vậy đang tồn tại trên đất nước Nhật Bản rất coi trọng truyền thống này. Cô ngay lập tức nắm bắt cơ hội để trở thành quản lý nhà hàng và chính thức được đào tạo về nghệ thuật làm sushi.

Thông thường, để trở thành một đầu bếp sushi chuyên nghiệp, một người phải trải qua quá trình đào tạo rất dài trong suốt 10 năm. Tuy nhiên, đối với Chizui, cô chỉ có thời gian 2 tuần để học những kỹ năng của một đầu bếp chuyên nghiệp từ việc chế biến cá như thế nào cho đến việc thêm các loại gia vị ra sao bởi thầy của cô chỉ đồng ý dậy trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó. Tất cả những thứ còn lại, Chizui đều phải tự học.

phụ nữ trước đây không được làm sushi

Yiki Chizui, cô gái 28 tuổi theo đuổi đam mê trở thành nữ đầu bếp sushi chuyên nghiệp ở Nhật Bản, bất chấp những định kiến về sự phân biệt giới tính trong nghề này.

Chizui sau đó đã tuyển và đào tạo nhiều cô gái làm sushi. Làm việc trong thế giới chủ yếu là những người đàn ông, họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Chizui thừa nhận: “Rất khó để thu hút khách hàng người Nhật, đặc biệt là những người lớn tuổi, thế hệ rất cứng nhắc trong suy nghĩ. Thay vào đó, chúng tôi chủ yếu tập trung vào đối tượng khách nước ngoài và thậm chí còn mở những lớp học cách làm sushi cho họ.”

Những ngày tháng 8/2010, trước khi nhà hàng chính thức được mở cửa, Chizui phải đối mặt với một thử thách lớn trên con đường thực hiện mơ ước trở thành đầu bếp sushi đó chính là tìm nguồn nguyên liệu cá. Tại khu chợ cá Tsukiji rộng lớn với hầu hết chủ hàng và người mua đều là nam giới thì sự xuất hiện của cô gái trẻ Chizui không phải là điều thường thấy. May mắn cho Chizui là cô đã nhanh chóng tìm được tàu cá do một phụ nữ là chủ và có nguồn cung cấp cá ổn định cho nhà hàng

sushi

Hình ảnh chợ cá Tsukiji chỉ toàn nam giới

5,209 chars | 2017/05/30 02:58

Xem thêm bài viết liên quan

Người Nhật Bản sống thọ?

Người Nhật Bản sống thọ?

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
nếu món ăn có ngon đến mức độ nào đi chăng nữa, người Nhật cũng chỉ ăn vừa đủ, không để quá no, họ thương chia thức ăn theo khẩu phần, như vậy để đảm bảo rằng ăn vừa đủ và vẫn giữ được cân nặng hợp lí vì với một cân nặng vượt quá mức cho phép, sẽ ẩn chứa khá nhiều căn bệnh...
Đàn ông Nhật Bản nói không với ngành công nghiệp đóng phim người lớn

Đàn ông Nhật Bản nói không với ngành công nghiệp đóng phim người lớn

24/04/2017, Văn hóa thường nhật
Ngay cả “siêu sao” Ken Shimizu, người kì cựu trong lĩnh vực phim này cũng thừa nhận có những lúc anh rất khốn khổ do nghề mang lại, anh thậm chí không thể thuê nỗi một căn nhà để ở vì chủ trọ luôn từ chối...
Cúi chào cũng mang nhiều ý nghĩa ??? ( Phần 1 )

Cúi chào cũng mang nhiều ý nghĩa ??? ( Phần 1 )

05/05/2017, Văn hóa thường nhật
Đầu tiên, nhìn vào mắt đối phương, ngón tay duỗi thẳng, ngón giữa hợp với đường may của quần, hoặc là tay để chồng lên nhau ở phía trước, thường là tay phải để ở dưới, vì theo người Nhật nghĩ, tay phải luôn...
Bạn sẽ gặp rắc rối lớn nếu như không rõ về những qui tắc ở đất nước này.

Bạn sẽ gặp rắc rối lớn nếu như không rõ về những qui tắc ở đất nước này.

02/06/2017, Văn hóa thường nhật
Nhật Bản nổi tiếng là quốc gia quy tắc và chuộng sự sạch sẽ gọn gàng, trong khi nhiều nước khác nhắm mắt làm ngơ nếu có người nào đấy vứt mẩu tàn thuốc hay túi bóng trên đường thì Nhật Bản lại không hề khoan nhượng. Những ánh mắt kinh ngạc sẽ không hướng về phía những người có thời trang kỳ dị mà...
6 nét văn hóa Nhật Bản đặc trưng có thể bạn chưa biết

6 nét văn hóa Nhật Bản đặc trưng có thể bạn chưa biết

20/07/2017, Văn hóa thường nhật
Văn hóa được ví như linh hồn của mỗi quốc gia, bởi nó hình thành và trường tồn cùng mỗi dân tộc nên mang một bản sắc riêng. Với văn hóa Nhật Bản nó còn là biểu tượng về sức mạnh tinh thần...
Văn hóa ứng xử nơi công cộng, bạn từng biết ?

Văn hóa ứng xử nơi công cộng, bạn từng biết ?

04/05/2017, Văn hóa thường nhật
Bạn sẽ thấy vô cùng ngạc nhiên vì ở Nhật không có thùng rác rải rác khắp nơi như ở Việt Nam hay một số nước khác. Nhưng đường phố vẫn sạch bong là vì người Nhật luôn mang theo một bịch bóng nhỏ để đựng rác, và khi gặp thùng rác, họ sẽ vứt vào đấy chứ k vứt lung tung ra ngoài...
Nyotaimori - nghệ thuật sushi trên cơ thể trinh nữ

Nyotaimori - nghệ thuật sushi trên cơ thể trinh nữ

09/05/2017, Văn hóa thường nhật
Sushi khoả thân Nyotaimori có nguồn gốc từ thời Samurai, thường có trong các nhà hàng Geisha ở Nhật Bản như một cách để các samurai ăn mừng chiến thắng sau mỗi một trận đấu. Hiện nay, nhà hàng phục vụ Nyotaimori cũng như các sự kiện về sushi khỏa thân đang rất phát triển và dần trở thành xu hướng...
Những điều người Việt Nam chúng ta nên học hỏi người Nhật Bản

Những điều người Việt Nam chúng ta nên học hỏi người Nhật Bản

15/05/2017, Văn hóa thường nhật
Nhà nước và người dân của họ chú ý đến chi tiết đến mức ở những nơi đông đảo hay dễ gây tai nạn, trên các mặt đường được sơn màu cam hay đỏ, sơn tráng loại đá răm... để xe chạy không bị trượt. Còn ví dụ điển hình sinh động khác như việc lót những tấm nhựa chỉ đường và loa phát nhạc báo cho người ...
Vẻ đẹp và ý nghĩa của hoa anh đào ở Nhật Bản

Vẻ đẹp và ý nghĩa của hoa anh đào ở Nhật Bản

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Hoa anh đào không đẹp khi đứng một mình, nó chỉ trở nên đẹp đẽ khi nở rộ thành một mảng: mong manh, rực rỡ. Và chính bản thân nó đã mang đến một thông điệp: con người dù ở hoàn cảnh khốn cùng nhất, vẫn luôn phải vươn lên, không bao giờ được đầu hàng số phận...
Hệ thống chữ viết Tiếng Nhật

Hệ thống chữ viết Tiếng Nhật

24/04/2017, Văn hóa thường nhật
Chữ Hiragana, người ta còn hay gọi là chữ mềm. Là kiểu chữ âm tiết truyền thống của tiếng Nhật, một thành phần của hệ thống chữ viết Nhật Bản. Chữ Hiragana là hệ thống chữ viết ra đời sau chữ Kanji, vì Kanji không thể nào thể hiện hết được những thì trong câu cũng như mắc một số hạn chế thì lúc đ...