Món Nhật Bản


Búp bê Daruma tấm lá chắn may mắn của người Nhật Bản phần 1

Xứ sở mặt trời mọc là một đất nước xinh đẹp và có nhiều vật tượng trưng cho những điều may mắn và biểu tượng dễ nhận thấy nhất biểu tượng là búp bê. Búp bê ở nhật còn được chia ra nhiều loại vì mỗi loại điều có ý nghĩa tâm linh riêng biệt.Theo nghiên cứu, búp bê may mắn Nhật Bản ra đời vào thời đại Edo ( 1603 – 1867), với những con búp bê đầu tiên Okiagari-Koboshi mô phỏng hình dáng của vị phật Bodhidharma (Bồ Đề Lạt Ma), người sáng lập ra Phật giáo thiền tông ở Trung Quốc. Sở dĩ búp bê mang tên gọi Daruma vì trong tiếng Nhật Bodhidarma được gọi là Daruma – Taishi. 

búp bê may mắn

Búp bê may mắn Nhật Bản có hình tròn, được làm bằng kỹ thuật bồi giấy truyền thống. Nét đặc trưng của búp bê Daruma là đôi mắt to tròn quắc lên, nhìn thẳng về phía trước thể hiện sự quyết tâm và lòng kiên định. Thân tròn, đáy mặng tạo sức bật, luôn trở về vị trí đứng thẳng biểu trưng sức mạnh nội tại và ý chí mãnh liệt, không bao giờ chịu đầu hàng trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

búp bê may mắn

Người ta thường viết chữ “ Phước” lên bụng Daruma như mộ loại bùa may mắn. Mặt được vẽ đầy đủ lông mày, mũi, ria, mép nhưng đặc biệt đôi mắt luôn chỉ để tròng trắng, không vẽ con người. Người Nhật quan niệm điều đó sẽ giúp bạn thực hiện được mục tiêu cho năm mới của mình. Daruma thường được bán vào dịp lễ tết trong chùa hoặc tại các hội chợ gần chùa. Tại công sở, người ta thường đặt búp bê Daruma tại những vị trí trang trọng để cầu mong cho làm ăn phát đạt, trong nhà thì được đặt vị trí ngang với bàn thờ Phật để cầu mong sự thành công.

búp bê may mắn

búp bê may mắn

Người Nhật quan niệm “Hãy ước và vẽ lên đó một mắt, khi điều ước trở thành sự thực thì hãy vẽ nốt con mắt còn lại”. Khi mua về, người mua có thể viết nguyện vọng hay mơ ước của mình lên má và viết tên họ lên cằm, đến khi những mong muốn đã được xác định thì lấy bút lông vẽ lên con người thứ nhất lên lòng trắng mắt của Daruma. Ngã xuống bảy lần, đứng lên tám lần”, cầm cây bút lên vẽ một con mắt và ước, muốn điều ước thành hiện thực hãy vẽ nốt con mắt còn lại. Đó là những gì người dân Nhật Bản quan niệm về Daruma, biểu tượng của sự may mắn. Dịp cuối năm, nếu búp bê Daruma được mua ở chùa thì đem về chùa bày tỏ sự thành kính để thần linh biết người đó đã giữ trọn mong ước và khi mong ước thành hiện thực thì họ vẽ nốt con người thứ hai.

búp bê may mắn

búp bê may mắn

Búp bê Daruma thường được lựa chọn nhiều với màu đỏ truyền thống. Người Nhật tặng nhau trong những dịp sinh nhật, lễ tết hay một người bắt đầu những dự định mới để cầu chúc những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với họ. Vào mùa thi cử, búp bê Daruma được các gia đình hay bạn bè tặng cho con em mình với lời chúc may mắn. Sau mỗi dịp ra trường, Daruma trở thành vật kỷ niệm đáng nhớ thời học sinh.
Theo sử sách ghi chép lại vào thế kỉ thứ V, búp bê Daruma chính là hình ảnh dáng ngồi thiền của Bồ Đề Đạt Ma, ông tổ của Thiền Phái trong Phật giáo chính tông, người đã dành ra chín năm trời ngồi quay lưng vào sau tường để chiêm nghiệm, thiền và giảng dạy về những vấn đề trong cuộc sống. Ông cũng chính là người giúp việc thiền phát triển mạnh mẽ từ Trung Quốc cho tới Nhật Bản hiện đại ngày nay.

búp bê may mắn

3,040 chars | 2017/10/27 08:22

Xem thêm bài viết liên quan

Yếu tố làm nên thành công trong công việc cho người Nhật Bản

Yếu tố làm nên thành công trong công việc cho người Nhật Bản

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Tinh thần đồng đội là yếu tố tiên quyết đối với thành công của một tập thể. Nếu quá chú trọng đến vai trò cá nhân, một doanh nghiệp sẽ thất bại vì mọi người chỉ quan tâm đến thành quả của riêng mình. Người Nhật giỏi ko ở những cá nhân "xuất thần". mà họ giỏi là giỏi tập thể, giỏi phối hợp, đoàn k...
Ý nghĩa thú vị đằng sau của quốc kì Nhật Bản

Ý nghĩa thú vị đằng sau của quốc kì Nhật Bản

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Quốc kì Nhật Bản là một hình chữ nhật với tỷ lệ ban đầu của lá cờ là 7:10 sau đó đã được thay đổi với tỷ lệ 2:3. Với nền màu trắng và một hình tròn đỏ ở trung tâm. Đồng thời vị trí địa lý của Nhật Bản ở phía Đông của châu Á và là đất nước đầu tiên của châu Á đón lấy ánh mặt trời vào buổi bình min...
Nyotaimori - nghệ thuật sushi trên cơ thể trinh nữ

Nyotaimori - nghệ thuật sushi trên cơ thể trinh nữ

09/05/2017, Văn hóa thường nhật
Sushi khoả thân Nyotaimori có nguồn gốc từ thời Samurai, thường có trong các nhà hàng Geisha ở Nhật Bản như một cách để các samurai ăn mừng chiến thắng sau mỗi một trận đấu. Hiện nay, nhà hàng phục vụ Nyotaimori cũng như các sự kiện về sushi khỏa thân đang rất phát triển và dần trở thành xu hướng...
Người Nhật thích gì khi đến Việt Nam?

Người Nhật thích gì khi đến Việt Nam?

02/06/2017, Văn hóa thường nhật
Họ còn quả quyết rằng: nhờ thức ăn như thế nên phụ nữ Việt Nam có thân hình rất đẹp để mặc áo dài (!) và rất ấn tượng về việc hiếm thấy những phụ nữ mập quá khổ. Thực hư thế nào chưa biết, nhưng cứ nhìn cái cách họ háo hức đọc guide book, ra sức tìm kiếm, lục lọi các quán ăn dù nhỏ ở bất cứ xó xỉ...
Vẻ đẹp và ý nghĩa của hoa anh đào ở Nhật Bản

Vẻ đẹp và ý nghĩa của hoa anh đào ở Nhật Bản

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Hoa anh đào không đẹp khi đứng một mình, nó chỉ trở nên đẹp đẽ khi nở rộ thành một mảng: mong manh, rực rỡ. Và chính bản thân nó đã mang đến một thông điệp: con người dù ở hoàn cảnh khốn cùng nhất, vẫn luôn phải vươn lên, không bao giờ được đầu hàng số phận...
Ý nghĩa hoa anh đào ở Nhật Bản

Ý nghĩa hoa anh đào ở Nhật Bản

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Chúng ta đã biết rõ về ý nghĩa hoa anh đào ở Nhật Bản mà bao người mong được đến chiêm ngưỡng một lần này chưa? - Một loài hoa mà người Nhật ví như biểu tượng sức sống mãnh liệt tuy bề ngoài có vẻ mong manh.
Thời gian biểu mỗi ngày của học sinh Nhật Bản

Thời gian biểu mỗi ngày của học sinh Nhật Bản

30/05/2017, Văn hóa thường nhật
Học sinh Nhật dành trung bình 8 tháng một năm ở trường từ sáng đến chiều, chưa kể các lớp học thêm. Đó là lý do vì sao cuộc sống học đường luôn được chọn làm bối cảnh chính cho rất nhiều bộ phim hay truyện tranh Nhật Bản...
Những điều thú vị trong "văn hóa chụp hình" của người Nhật

Những điều thú vị trong "văn hóa chụp hình" của người Nhật

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Ở Nhật Bản, như một thói quen hay một điều hiển nhiên là người ta hay giơ các ngón tay có biểu tượng chữ V khi chụp ảnh. Cách tạo dáng này đã ăn sâu vào tâm trí của người dân Nhật và là điều hầu hết mọi người đều làm khi chuẩn bị chụp ảnh...
Văn hoá đi bộ của người Nhật Bản_những điều nên biết

Văn hoá đi bộ của người Nhật Bản_những điều nên biết

24/04/2017, Văn hóa thường nhật
Nói chuyện điện thoại lớn tiếng ở nơi đông người được coi là một hành động bất lịch sự và thô lỗ đối với người Nhật vì nó gây phiền hà cho những người xung quanh. Do đó, việc vừa đi bộ vừa nói chuyện phiếm hay nghe điện thoại là một điều rất không hay, người Nhật không thích điều này và cũng khôn...
Đây là lí do khiến phụ nữ trước đây không thể làm sushi

Đây là lí do khiến phụ nữ trước đây không thể làm sushi

30/05/2017, Văn hóa thường nhật
Nadeshico Sushi còn mới mẻ ở Nhật và những phụ nữ ở đây đang làm việc rất nghiêm túc. Cho dù con đường phía trước vẫn còn nhiều khó khăn nhưng họ vẫn luôn cố gắng để chứng minh bản thân với thông điệp “Tất nhiên, phụ nữ cũng có thể làm được.” Những đầu bếp sushi nữ đầu tiền ở Nhật Bản vẫn luôn gi...