Món Nhật Bản


Vẻ đẹp thanh thoát của Miko Nhật Bản

Ở Nhật tồn tại nhiều tín ngưỡng, phong tục tập quán có nguồn gốc và phong cách tôn giáo khác nhau. Đạo gốc của Nhật Bản là Thần đạo (神道- Shinto) có nguồn gốc từ quan niệm vật linh của người Nhật cổ. Thần đạo cho rằng cây cối, loài vật trong thiên nhiên đều có quỉ thần nên phải được thờ cúng. Với khoảng hơn 100 triệu tín đồ và 9 vạn đền thờ, Thần đạo là tôn giáo quan trọng nhất ở Nhật Bản. Thần đạo không hẳn là một tôn giáo theo đúng nghĩa của nó mà là sự tích hợp những tín ngưỡng và nghi lễ thờ cúng các vị thần (神-Kami). Kami bao gồm các vật linh thiêng trong thiên nhiên (mặt trời, mặt trăng, gió, sấm sét, núi, sông, đá,..) và hồn người chết (tổ tiên Nhật Hoàng, những anh hùng có công với nước..). Đền thờ Thần đạo gọi là Thần xã (神社- Jinja). Phía ngoài đền thờ có cổng torii (鳥居) bằng gỗ, thường được sơn màu đỏ, đây cũng là biểu tượng của Thần đạo được cả thế giới biết đến. Các Vu nữ (巫女- miko) có nhiệm vụ chăm sóc các ngôi đền. Hình ảnh các Vu nữ với quần Hakama đỏ và áo Kimono trắng, gương mặt trẻ trung xinh đẹp gây ấn tượng khó quên đối với khách du lịch khi tới thăm các đền thờ Thần đạo. Trong các bộ phim hay các bộ truyện tranh Manga, phim hoạt hình Anime của Nhật Bản, nhân vật Vu nữ khi xuất hiện thường đem lại một cảm giác thích thú và bí ẩn, thường mang các năng lực siêu nhiên, do đặc điểm công việc của mình. Tiêu biểu như trong loạt truyện “Thủy thủ mặt trăng” (Sailor Moon), một trong những nhân vật chính là Thủy thủ sao Hỏa, Rei Hino, cũng chính là một Vu nữ, nên cô có khả năng sử dụng bùa chú, tiên tri.
miko nhật bản
Về tên gọi trong tiếng Nhật của Vu nữ, ngoài cách gọi chính là Miko (巫女), đôi khi các từ như 神子- Fujo, 舞姫- Mai Hime, 御神子- Mikanko cũng được sử dụng. Trước đây, Vu nữ đảm nhiệm các công việc như múa các điệu múa mang tính nghi lễ, thực hiện các nghi lễ cầu nguyện, ra quẻ bói, truyền đạt ý chỉ của thần linh, lên đồng.. Từ thời Meiji, Vu nữ trở thành những người làm việc trong các đền thờ, trợ giúp cho các hoạt động ở đây. Hiện nay, ở một số chùa Phật giáo cũng xuất hiện hình ảnh những cô gái trẻ với trang phục Vu nữ quần đỏ - áo trắng, và những kiểu trang phục tương tự như vậy.
miko nhật bản
Theo phân loại của Yanagita Kunio và Nakayama Taro, hai nhà dân tộc học nổi tiếng, Vu nữ được phân làm hai kiểu chính, một là những người phục vụ trong triều đình và hai là những bà đồng theo kiểu dân gian (hình ảnh bà đồng dân gian khá phổ biến trong các tác phẩm thời xưa, tiêu biểu như nhân vật Takehiro, kẻ bị cướp giết chết trong tác phẩm nổi tiếng “Trong rừng trúc” của nhà văn Akutagawa Ryunosuke, đã nhập vào bà đồng để trả lời quan tòa xét xử).
miko nhật bản
Theo Yanagita, những người phục vụ trong triều đình, ở vùng Kanto được gọi là Miko, vùng Kyohan (京阪- tức vùng Kyoto và Osaka), được gọi là Ichiko, Vu nữ kiểu bà đồng ở vùng Kyohan gọi là Miko, ở xung quanh Tokyo gọi là Ichiko hay Azushi Miko, vùng Đông Bắc gọi là Itako. Về cách gọi này, Yanagita đưa ra nhận định rằng ban đầu hai kiểu Vu nữ này cùng là một, sau đó dần dần theo thời gian, mới phân chia thành những người làm việc trong triều đình và những người được thần thánh nhập vào, đi từng vùng này sang vùng khác. Không chỉ ở Nhật Bản, ở nước ngoài, nhiều khi những phụ nữ trong Saman giáo cũng được coi là Vu nữ, nhưng theo Hori Ichiro, Vu nữ của Nhật Bản “không mang những bệnh về tinh thần như trong Saman giáo của nước ngoài, những người được thần thánh nhập vào vì thế không mang những biểu hiện như bị phụ thuộc…” Từ đó, có thể phân biệt được Vu nữ của Nhật Bản và Saman giáo của nước ngoài.
miko nhật bản
Theo Yanagita, không liên quan tới việc họ thuộc kiểu Vu nữ nào, rất nhiều Vu nữ sau khi kết hôn vẫn tiếp tục công việc của mình . Cũng có những Vu nữ bắt đầu công việc của mình từ lúc lên bảy tuổi tới khi kết hôn như ở đền Ikasuri no mi Kannagi, hay các Mono imi (物忌), Itukime (斎女) ở đền Kashima Jingu của Hitachi và các Itsuki no Miko (斎王) của Ise Jingu, làm Vu nữ trong cả cuộc đời mình, không hề kết hôn. Hiện nay, chủ yếu các cô gái làm công việc Vu nữ là những người trẻ, chưa từng kết hôn.
miko nhật bản

miko nhật bản

3,976 chars | 2017/06/09 04:17

Xem thêm bài viết liên quan

Người Nhật tự hào về đất nước mình

Người Nhật tự hào về đất nước mình

11/07/2017, Văn hóa đặc trưng
Đức tính này thật sự chúng ta không thể tìm thấy ở nhiều nơi, nước Nhật, họ sẵn sàng xếp hàng hàng giờ đồng hồ một cách trật tự mà không hề phàn nàn. Thậm chí họ còn thấy niềm vui trong đấy. Hoặc ngồi đợi một món ăn, một món đồ uống với công đoạn làm ra thật sự rất công phu và mất nhiều thời gian...
Tìm hiểu về lễ giáng sinh của Nhật bản

Tìm hiểu về lễ giáng sinh của Nhật bản

26/07/2017, Văn hóa đặc trưng
Lễ Giáng Sinh nằm vào ngày 25 tháng 12 mặc dù không phải quốc lễ tại Nhật Bản nhưng trước đó 2 hôm, nhằm ngày 23 tháng 12 lại là một ngày quốc lễ bởi đó là ngày sinh của Thiên Hoàng nên không khí tưng bừng kéo dài suốt từ 23 đến hết Giáng Sinh.
Nguồn gốc bắt đầu Phật giáo ở Nhật Bản

Nguồn gốc bắt đầu Phật giáo ở Nhật Bản

10/11/2017, Văn hóa đặc trưng
Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên. Nó bao gồm những lời dạy của Đức Phật, Gautama Siddhartha. Trong số các nhánh chính của Phật giáo, đó là Đại Thừa hay Đại Tông Phật giáo đã được tìm thấy vào Nhật Bản.
Tại sao đền Daigoji được di sản thế giới công nhận

Tại sao đền Daigoji được di sản thế giới công nhận

06/10/2017, Văn hóa đặc trưng
Daigoji là một ngôi đền quan trọng của phái Shingon của Phật giáo Nhật Bản và một di sản thế giới được chỉ định.
Kỹ thuật dệt Chirimen truyền thống

Kỹ thuật dệt Chirimen truyền thống

24/07/2015, Văn hóa đặc trưng
Chirimen là một kỹ thuật dệt truyền thống đã được phát triển vào cuối thế kỷ thứ mười sáu ở Nhật Bản. Các vải lụa hoặc vải được làm từ kỹ thuật này còn được gọi là "chirimen." Đây là loại vải có các tính năng độc đáo của các nếp nhăn mềm.
Cách viết thiệp đầu năm mới theo phong tục của người Nhật

Cách viết thiệp đầu năm mới theo phong tục của người Nhật

08/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Về nguyên tắc, tên người nhận phải được ghi ở giữa tấm thiệp, cách khoảng 2 dòng tính từ số bưu điện xuống. Tên người nhận nên ghi chữ to hơn so với các chữ khác ở phần địa chỉ. Sau tên người nhận phải có chữ 様. Nếu gửi tới 2 người trở lên thì sau tên mỗi người cũng phải ghi chữ 様. Nếu gửi tới mộ...
Lịch sử lâu đài tại Nhật

Lịch sử lâu đài tại Nhật

17/08/2017, Văn hóa đặc trưng
Pháo đài đã được xây dựng ở Nhật Bản từ thời đầu. Một nhu cầu đặc biệt cho các lâu đài phát sinh trong thế kỷ 15 sau khi chính quyền trung ương đã suy yếu và Nhật Bản đã rơi vào thời kỳ hỗn loạn của các bang chiến tranh (sengoku jidai). Trong thời đại đó, Nhật Bản bao gồm hàng chục quốc gia độc l...
Triển lãm toilet đặc biệt ở Nhật Bản

Triển lãm toilet đặc biệt ở Nhật Bản

05/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Japan Times đưa tin, Toto Ltd, nhà sản xuất bệ toilet lớn nhất Nhật Bản sẽ chính thức mở cửa bảo tàng vào thứ 6 ở thành phố Kitakyushu, tỉnh Fukuoka nơi công ty đặt trụ sở. 950 sản phẩm bao gồm bệ toilet và phòng tắm đúc sẵn sẽ được trưng bày tại triển lãm. Toto Ltd tự nhận mình là “Apple của côn...
23 thực phẩm Nhật Bản ăn ngoài sushi (Phần 1)

23 thực phẩm Nhật Bản ăn ngoài sushi (Phần 1)

07/11/2017, Văn hóa đặc trưng
Nhật Bản là phải đi nếu bạn là một fan hâm mộ sushi / sashimi. Hương sushi được làm bằng sushi tươi của các thợ thủ công sushi chỉ có thể được mô tả là nghệ thuật.
Những điều thú vị về nàng Geisha nổi tiếng xinh đẹp vang bóng một thời

Những điều thú vị về nàng Geisha nổi tiếng xinh đẹp vang bóng một thời

18/05/2017, Văn hóa đặc trưng
Mineko Iwasaki rời gia đình để đi học múa truyền thống tại một okiya (các khu nhà đào tạo geisha), tại quận Gion, Kyoto. Tới năm 15 tuổi, Iwasaki trở thành một maiko (geisha học việc) và khi mới 21 tuổi, Mineko Iwasaki đã trở thành geisha lẫy lừng nhất Nhật Bản...