Món Nhật Bản


Niềm tự hào về văn hóa Omotenashi của người Nhật

Khi mới sang Nhật, có lẽ nhiều bạn sinh viên nước ngoài rất bất ngờ với sự tiếp đãi nồng hậu tại bất cứ nơi nào ở Nhật, từ các cửa hàng, khách sạn sang trọng cho đến những cửa hàng tiện lợi hay các tiệm cà phê be bé, tất cả người phục vụ ở đây đều có cung cách tiếp đãi khách rất lịch sự, lễ phép và luôn nở nụ cười trên môi với tiêu chí số một “khách hàng là thượng đế”. Sự tiếp đãi nồng hậu:Omotenashi (おもてなし) là phương châm kinh doanh ở Nhật, và người Nhật nổi tiếng thế giới với điều đó: おもてなしの心 (lòng hiếu khách).
omotenashi
Có 3 điều cơ bản trong tinh thần Omotenashi mà người Nhật hiểu và cố gắng nắm rõ.
Đầu tiên là chăm sóc khách hàng chu đáo trên cả sự mong đợi của họ. Đây là điều cơ bản khác nhau giữa dịch vụ (サービス)và omotenashi. Việc bồi bàn mang khăn lại cho khách hay chủ nhà nghỉ chuẩn bị chăn nệm khách nghỉ ngơi là dịch vụ. Nhưng khi người bồi bàn đó đưa khăn cho khách và nhẹ nói rằng:” お仕事お疲れ様です” (quý khách đã có một ngày làm việc vất vả quá!), hay khi bà chủ nhà nghỉ viết một tờ giấy nhỏ để bên cạnh chăn nệm đã được trải ra cho khách nhắn rằng “Chúc quý khách ngủ ngon. ”, hay khi vào cửa hàng cà phê nhân viên phục vụ đưa cà phê cho bạn và mỉm cười nói rằng: “ごゆっくりどうぞ” (Xin quý khách cứ từ từ thưởng thức) …, đó được gọi là Omotenashi. Những cử chỉ quan tâm đến khách hàng, giúp họ cảm thấy thoải mái, dễ chịu như vậy chính là những điều nhỏ nhưng tinh tế mang lại cho khách những cảm tình,ấn tượng đẹp và kéo họ quay trở lại lần hai, lần ba.
omotenashi
Điều thứ hai là hết lòng phục vụ khách mà không cần khách phải “hậu tạ” lại. Ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ,Úc, khi được nhân viên đối đãi lịch sự thì khách thường phải kẹp thêm ít tiền tip thưởng cho nhân viên đó như là tiền dịch vụ trả cho nhân viên tiếp khách. Nhưng ở Nhật, dẫu là nơi sang trọng hay cửa hàng nhỏ bình thường, nhân viên đều hết lòng chào hỏi, cảm ơn, phục vụ mà không yêu cầu thêm chi phí gì cả. Thái độ tiếp khách lễ phép, lịch sự tận tâm mà không yêu cầu sự đáp trả lại của khách như vậy chính là Omotenashi của người Nhật.
omotenashi
Điều thứ ba là thái độ tiếp khách nồng hậu như vậy cần đến từ tấm lòng chân thành chứ không phải miễn cưỡng. Và người Nhật quan niệm rằng để có thể quan tâm, nghĩ đến người khác thì bản thân mình cần có sự thư thả trong tâm hồn , tinh thần giống như quan niệm về cốc nước chỉ rót thêm nước vào được khi cốc còn trống mà thôi. Chính vì thế, để có được những khoảng trống trong tâm hồn, người Nhật thường đến với thiền, đọc sách hay đi xem tranh tại các bảo tàng Mỹ thuật, để có thời gian một mình suy ngẫm, giúp điềm tĩnh và mài dũa tư duy lại bản thân.
omotenashi
Trong thời đại quốc tế hóa hiện nay, nhiều nền văn hóa, suy nghĩ khác nhau du nhập vào Nhật Bản, họ cố hòa nhập nhưng không để bị hòa tan, và ngược lại còn đang nỗ lực đưa những nét đẹp đáng tự hào của văn hóa Nhật Bản mở rộng ra thế giới, với Omotenashi hay văn hóa ẩm thực Nhật Bản vừa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Unesco.

2,901 chars | 2017/06/05 06:31

Xem thêm bài viết liên quan

Chó Akita loài chó canh giữ hoàng gia

Chó Akita loài chó canh giữ hoàng gia

16/01/2018, Văn hóa đặc trưng
Đến từ miền Bắc Nhật Bản tại tỉnh Akita, giống chó Akita, hay "Akita-Inu" trong tiếng Nhật, là một giống chó mạnh mẽ, gan dạ và đầy tình cảm. Giống chó này được cho là phát triển từ tổ tiên của những chú chó tại thành phố Odate ở tỉnh Akita trong suốt thời Edo. Cho đến năm 1957, tổ tiên của chúng...
Những truyền thống thú vị ở Nhật Bản

Những truyền thống thú vị ở Nhật Bản

01/08/2017, Văn hóa đặc trưng
Irashaimase là cách truyền thống để chào đón khách hàng ở Nhật. Về cơ bản là một cách cực kỳ lịch sự để nói "Xin mời vào!". Nó được nhân viên ở Nhật nói khi họ nhìn thấy khách hàng. Nhân viên tại các địa điểm có nhiều khách hàng như các cửa hàng bách hoá có thể nói hàng nghìn lần mỗi ngày mỗi khi...
Vị thần Hoteiosho_ông già Noel ở Nhật Bản

Vị thần Hoteiosho_ông già Noel ở Nhật Bản

14/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Tại Nhật, có một vị thần mang ý nghĩa gần như tương đồng với Ông Già Noel, ông được gọi là vị thần Hoteiosho - một trong những vị thần huyền thoại của Nhật - mang quà đến cho trẻ em. Bọn trẻ tin rằng vị thần Hoteiosho có cặp mắt ở đằng sau gáy nên dễ dàng quan sát và đánh giá hành vi của chúng...
Thú vị với thú tiêu khiển ngắm rêu ở Nhật Bản

Thú vị với thú tiêu khiển ngắm rêu ở Nhật Bản

15/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Hội sinh thái của Nhật Bản thậm chí còn đặt tên khu vực xung quanh Hồ Shirakoma là "Rừng rêu bao phủ", thậm chí còn có 1 cuốn sách về dòng đời của Rêu được xuất bản. Ngắm rêu đã trở thành một hoạt động ngoài trời được yêu thích tại đất nước Mặt trời mọc...
Độc đáo và vô cùng hấp hẫn với nghệ thuật kịch giấy kamishibai ở Nhật Bản

Độc đáo và vô cùng hấp hẫn với nghệ thuật kịch giấy kamishibai ở Nhật Bản

08/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Kami trong tiếng Nhật có nghĩa là “giấy”, còn Shibai là “diễn kịch hoặc kể chuyện”. Người nghệ sĩ đặt từng bức tranh ở phía sau một khung hình trống và thay đổi chúng dựa theo diễn biến của câu chuyện mà mình đang kể...
Hành trình đến Seitai Hoshikai ở Yuzawadai

Hành trình đến Seitai Hoshikai ở Yuzawadai

05/02/2018, Văn hóa đặc trưng
Seitai Hoshikai bằng tiếng Nhật có nghĩa là Viện các Nữ hộ tống Thánh Thể. Đây là một cộng đoàn các nữ tu sống một cuộc sống cống hiến trong một tu viện gần thành phố Akita
Amaterasu vị thần được người dân Nhật Bản tôn thờ

Amaterasu vị thần được người dân Nhật Bản tôn thờ

14/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Thần sai một thần thợ rèn độc nhỡn làm một tấm gương thật sáng, đặt trước Hang Trời. Trên tấm gương thần có treo những chuỗi ngọc trắng hình cánh cung và những đồ lễ tết bằng chỉ bạch, rồi tất cả hát lễ van vái (norito.) Tuy nhiên cuộc vận động của chư thần chỉ hiệu nghiệm khi nữ thần Amano Uzume...
Những điều tuyệt vời được miễn phí ở Tokyo

Những điều tuyệt vời được miễn phí ở Tokyo

30/05/2017, Văn hóa đặc trưng
Tòa nhà Sony nổi bật khoe mình giữa khu thương xá Ginza – nơi mua sắm thời thường bậc nhất Tokyo. Lướt qua những cửa hàng và nhà hàng xa hoa ở đây, du khách sẽ được tham quan phòng trưng bày để thỏa thích chiêm ngưỡng những sản phẩm mới nhất, hiện đại nhất của Sony từ robot, ti vi có độ phân giải...
Quá trình hình thành đất nước Nhật Bản (Đến năm 710)

Quá trình hình thành đất nước Nhật Bản (Đến năm 710)

27/09/2017, Văn hóa đặc trưng
Trong suốt thời kỳ Jomon (13000 TCN đến 300 TCN), cư dân các hòn đảo của Nhật Bản là những người thu hoạch, ngư dân và thợ săn. Jomon là tên của đồ gốm của thời đại.
Những điều thú vị về nàng Geisha nổi tiếng xinh đẹp vang bóng một thời

Những điều thú vị về nàng Geisha nổi tiếng xinh đẹp vang bóng một thời

18/05/2017, Văn hóa đặc trưng
Mineko Iwasaki rời gia đình để đi học múa truyền thống tại một okiya (các khu nhà đào tạo geisha), tại quận Gion, Kyoto. Tới năm 15 tuổi, Iwasaki trở thành một maiko (geisha học việc) và khi mới 21 tuổi, Mineko Iwasaki đã trở thành geisha lẫy lừng nhất Nhật Bản...