Teru teru bouzu búp bê vải dịch chuyển thời tiết
Teru teru bouzu (Tiếng Nhật: てるてる坊主) chắc hẳn cái tên này nghe rất lạ với rất nhiều người nhưng chắc hẳn sẽ có rất nhiều bạn đã biết đến con búp bê này. Con búp bê này xuất hiện trong rất nhiều bộ phim và truyện tranh nổi tiếng của Nhật, mà hẳn ai cũng đã từng xem một bộ phim hay đọc một câu truyện của Nhật. Vậy con búp bê này là gì mà lại quen thuộc đến thế ?
Trong tiếng Nhật Teru có nghĩa là nắng còn bouzu là pháp sư nhưng ngày xưa bé trai Nhật thường để đầu trọc nên chúng ta có thể dịch là cậu bé để đầu trọc. Cái tên Teru teru bouzu có nghĩa là cậu bé nắng hay người Việt thường gọi là Búp bê thời tiết, nói đến đây hẳn nhiều bạn cũng đã nhớ ra con búp bê này rồi.Teru teru bōzu trở nên phổ biến từ thời kỳ Edo khi mà trẻ em thành thị thường treo nó lên để cầu nguyện thời tiết tốt cho hôm sau.
Teru teru bouzu rất dễ làm và thường được làm bằng khăn giấy hay vải bông. Teru teru bouzu thì không con nào giống con nào bởi vì mỗi con có một cách trang trí khác nhau nhưng chúng đều có một công dụng là như một lá bùa để cầu nguyện cho một ngày có thời tiết như ý muốn. Teru teru bouzu được trẻ em treo thành hàng ở hiên nhà hay cửa sổ.Và thường trước những buổi cắm trại, búp bê cầu mưa luôn được treo để cầu cho một buổi cắm trại nắng ấm. Hẳn các bạn ai cũng nghĩ búp bê chỉ để cầu nắng nhưng không, khi có ai đó treo ngược đầu búp bê hướng xuống đất có nghĩa là chủ nhân của con búp bê mong rằng trời sẽ mưa đấy. Có lẽ vì người ấy đang mong muốn rằng sẽ được cùng với người mình yêu thương đi dưới cơn mưa trong một chiếc ô thật dịu dàng và bình yên chẳng hạn.
Teru teru bouzu gắn với một lịch sử rất đen tối mà hẳn rất ít người biết đến. Đó là câu truyện về một nhà sư hứa với nông dân là sẽ ngừng mưa và mang đến thời tiết đẹp trong một thời gian dài bởi vì cơn mưa đang phá hoại mùa màng. Nhưng khi nắng không đến và mùa màng thất bát ông đã bị hành hình. Hẳn là một lịch sử rất buồn đúng. Nếu các bạn là một fan của truyện tranh thì sẽ rất quên thuộc với vật này. Đó là búp bê cầu nắng-mưa.
Trong một tập của truyện Đôrêmon, đã có lần chú mèo máy đưa cho cậu bạn Nobita một bửu bối có thể giúp cầu nắng mưa theo ý muốn. Đây là vật nói chung mang lại may mắn cho con người. Nếu bạn là một teen luôn muốn đem lại niềm vui cho người khác và cho chính mình, tại sao bạn ko mua một búp bê nắng-mưa cho mình và tặng cho bạn bè dịp đầu Mùa mưa là mùa mà những đứa trẻ con người Nhật ghét nhất bởi vì chúng không thể ra ngoài chơi đùa. Và thế là để cầu cho trời mau tạnh chúng thường làm những con búp bê cầu trời nắng gọi là Teru Teru Bouzu treo trước cửa sổ hoặc hiên nhà .Teru có nghĩa là trời nắng,còn bouzu có nghĩa là thầy tu, gọi như vậy vì con búp bê này có cái đầu trọc như đầu của các nhà sư.Ngày xưa,những đứa bé trai cũng để đầu trọc cho nên bouzu ở đây còn có nghĩa là "đứa bé trai".
Ngày nay, trẻ con ở nhật vẫn treo con búp bề này, làm từ giấy trắng và vải vào 1 mùa đặc biệt trong năm là mùa mưa.Người ta tin rằng con teru teru bozu sẽ mang bầu trời sáng trở lại dựa theo một truyền thuyết về môt nhà sư hứa sẽ làm trời ngừng mưa và đem bầu trời sáng trở lại do có một đợt mưa kéo dài phá hoại muà màng. Teru trong tiếng Nhật Bản có nghĩa là trời nắng, Bouzu có nghĩa là thầy tu, mang theo mình ý nghĩa là một loại bùa cầu cho thời tiết đẹp. Đặc biệt là khi trời mưa, treo Teru Teru Bouzu với mong muốn mưa sẽ nhanh tạnh hơn. Búp bê Teru Teru Bouzu bắt nguồn từ câu chuyện xa xưa. Thời đó, tại một làng quê, trời mưa cứ kéo dài từ ngày này qua ngày khác làm ảnh hưởng tới mùa màng. Một thầy tu đã đứng ra nhận trách nhiệm sẽ làm mưa chấm dứt. Cuối cùng ông bị hành hình vì đã không hoàn thành lời hứa mang nắng tới.
Có lẽ vì vậy mà Teru Teru Bouzu có chiếc đầu trọc giống như một thầy tu vậy.Teru Teru Bouzu phổ biến từ thời Edo, được các bạn nhỏ ở các thành thị Nhật Bản thời bấy giờ treo trước cửa sổ phòng học, phòng ngủ hay trước hiên nhà. Búp bê cầu nắng Teru Teru Bouzu thường được làm bằng giấy hoặc vải màu trắng. Cách làm cũng vô cùng đơn giản. Lấy vải hay bông gòn vo thành khối tròn be bé. Cho khối tròn ấy vào giữa một mảnh vải hay giấy màu trắng rồi dùng dây cột túm lại. Để làm khuôn mặt cho Teru Teru Bouzu, bạn có thể dùng chỉ để thêu hay bút để vẽ đều được nhé.
Búp bê cầu nắng Teru Teru Bouzu xuất hiện khá lâu đời, nhưng thói quen sử dụng nó của người Nhật vẫn được duy trì. Các bạn nhỏ trước khi đi cắm trại, bao giờ cũng treo Teru Teru Bouzu để mong thời tiết tốt. Những ngày mưa liên tục, người ta vẫn tin Teru Teru Bouzu có thể làm mưa chấm dứt. Không chỉ cầu nắng, Teru Teru Bouzu còn được sử dụng để cầu mưa. Bạn chỉ cần treo Teru Teru Bouzu chúi đầu ngược xuống là được rồi nhé. Ngày nay, Búp bê cầu nắng Teru Teru Bouzu không chỉ là nét đẹp văn hóa của người Nhật mà còn phổ biến khắp nơi trên thế giới và được mọi người yêu mến.
Bài viết phổ biến
Xì dầu Nhật Bản khác gì với nước tương Việt Nam?
Với nhiều quốc gia,tương được xem là món ăn quốc hồn, quốc...Xem thêm
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa...
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt...Xem thêm
Các loại giấm Nhật Bản thông dụng
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng...Xem thêm
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Dango là gì? Cách làm bánh Dango cực dễ chỉ với...
Dango là một món ăn truyền thống và phổ biến của Nhật Bản được...Xem thêm
Cơm chan nước trà - Cơm trà xanh Ochazuke
Cơm chan nước trà Ochazuke được xem là món cơm trộn phổ biến...Xem thêm
Lễ hội Tanabata - Ngày lễ thất tịch Nhật Bản
Lễ hội Tanabata là một trong những lễ hội truyền thống của...Xem thêm
Thủ đô Nara Nhật Bản đẹp như tranh vẽ, chỉ đứng...
Nếu bạn muốn ghé thăm tất cả trong chuyến du lịch đến thủ đô...Xem thêm
Những biểu tượng đại diện của Nhật Bản
Ngôi đền Itsukushima xây dựng cách đó không xa và cũng “ngâm...Xem thêm
Lễ "Rước của Quý" kỳ lạ của Nhật Bản, bạn sẽ...
Theo truyền thuyết, vào thời kỳ Edo (1603-1867), có một con...Xem thêm