Món Nhật Bản


Nghi thức táng lễ của người Nhật Bản

Cái chết mà điều mà bất kì con người nào cũng đều phải trải qua và ở mỗi quốc gia, mỗi đất nước sẽ có những hình thức những kiểu cách khác nhau để tiến hành lễ mai táng cho người đã khuất. Chúng ta thường nhìn ở sự nhận cái chết ở góc độ đau thương điều đó hoàn toàn hợp lý và chính đáng tuy nhiên ở một góc độ khách quan việc chết là một thời điểm, một giai đoạn "nhất định phải đến" ở mỗi cuộc đời con người. Ở Nhật Bản văn hóa luôn là yếu tố vô cùng hấp dẫn để thu hút du khách đến với đất nước này và nghi thức mai táng người đã khuất cũng là một điều thu hút rất nhiều sự chú ý với những người yêu thích văn hóa của xứ sở mặt trời mọc. Đối với người Nhật Bản nghi lễ tang ma có tính chất rất quan trọng trong cuộc đời con người. Do đó, trình tự của các nghi lễ tang ma (từ khi phát tang đến khi mai táng kết thúc) đều phải tuân thủ những qui định của luật pháp và phong tục tập quán của dân tộc. Có thể thấy, nghi lễ tang ma của Nhật Bản cũng có sự khác biệt bởi yếu tố vùng miền nhưng nhìn chung không quá lớn. Sự khác biệt dễ thấy nhất là ở hình thức mai táng (thổ táng hay hỏa táng), cách thức tiến hành tang lễ (tại nhà hay ở chùa). Hầu hết tang lễ ở Nhật Bản tiến hành theo nghi thức Phật giáo nếu như không có yêu cầu đặc biệt về tôn giáo của người đã khuất. Cùng với đó, nhưng kiêng kỵ xung quanh nghi lễ tang ma cũng được mọi người tuân thủ nhằm tránh sự không may cho tang chủ, gia đình, dòng tộc. Sau khi tắm rửa cho người đã khuất, người ta dùng vải bông trắng khâm liệm rồi mặc trang phục Kimono mầu trắng, mặc mặt trái và từ bên trái trước. Áo được vắt, buộc về bên trái đồng thời tránh sử dụng kéo mà chủ yếu là dùng hồ dán lại. Tóm lại, trang phục của người chết hoàn toàn mầu trắng, cả thắt lưng, mũ, bao tay, bít tất cũng vậy.
nghi thức tang lễ của người nhật
Phần lớn các lễ mai táng được tổ chức theo đạo phật. “Giọt nước của khoảnh khắc cuối cùng” (末期の水” matsugo no mizu”) là hành động của người thân trong gia đình của người đã khuất danh cho người đã khuất cụ thể là việc làm ẩm hay ướt nhẹ môi của người đã khuất (trước và sau khi người đã khuất vừa qua đời). Vì đa số người dân Nhật Bản tổ chức lễ mai táng theo đạo phật nên nghi lễ mai táng của người Nhật có phần hơi giống các quốc gia có dân số phần lớn là người theo đạo phật. Với các nước hiều gia đình Nhật bản vẫn giữ bàn thờ Phật tổ, hay còn gọi là butsudan , bàn thờ này sẽ được dùng trong các lễ Phật; và rất nhiều gia đình còn có đền thờ Shinto, còn gọi là kamidana. Một chiếc bàn nhỏ được đặt hoa, hương và một cây nến sẽ được đặt bên cạnh giường người chết. Đôi khi người ta sẽ đặt một con dao găm trên ngực người chết để xua đuổi tà ma.
Khi một người qua đời gia đình, người thân và đông nghiệp sẽ được thông báo. Con trai cả đảm đương, bắt đầu bằng việc liên hệ với một ngôi đền để lên lịch tổ chức đám tang hoặc nếu chưa có con hoặc đã có con mà chưa có con trai thì tùy vào hoàn cảnh và tình huống linh động sẽ có người đứng ra đảm nhiệm tang lễ. Tính theo lịch âm sáu ngày của người Trung Quốc, có một số ngày sẽ đẹp hơn những ngày khác, đặc biệt là ngày thứ hai, ngày được gọi là tomobiki, hiểu nôm na là “kéo bạn bè đi cùng với mình” ( “tomo” nghĩa là bạn bè, “hiku” nghĩa là kéo, mặc dù ý nghĩa ban đầu có phần khác biệt) và vì vậy mà ngày này được coi là một ngày tồi tệ cho một đám tang nhưng là một ngày tốt cho một đám cưới.
Do cuộc sống ngày càng văn minh và hiện đại nên các nghi lễ truyền thống đã không còn nguyên bản như trước chỉ những khu vực tương đối hẻo lánh hay những vùng quê thì nghi lễ lễ này mới được giữ nguyên. Sau khi vừa vua đời thi hài sẽ được làm sạch và bít thất khiếu (thất khiếu: các “lỗ” nói chung trên cơ thể con người) bằng vải hoặc gạc. Lễ nhập quan ( được gọi là nōkan) đôi khi cũng được tổ chức, trong lễ, người tổ chức tang lễ chuyên nghiệp sẽ chuẩn bị tất cả và đặt thi hài vào quan tài ( nghi lễ này đã được tái hiện trong bộ phim Departures năm 2008). Ngày nay, nghi lễ này hiếm khi được tổ chức, và có lẽ là chỉ giới hạn ở những vùng nông thôn nơi mà những tập tục cổ vẫn được lưu truyền. Dù có tổ chức lễ nhập quan hay không, thi hài nữ giới sẽ được mặc kimono trắng và thi hài nam giới sẽ được mặc âu phục hoặc kimono. Đôi khi sẽ có cả công đoạn trang điểm cho thi hài. Thi hài khi nằm trong quan tài sẽ được đặt trên đá khô. Những vật dụng như một bộ kimono trắng, một đôi dép, sáu đồng xu để qua sông Sanzu ( tương tự như sông Styx, dòng sông dưới âm phủ mà người chết phải trả tiền để đi qua) và đồ mã các món đồ mà người mất yêu thích ( ví dụ như thuốc lá hay kẹo) được đặt trong quan tài, mà sau đó sẽ được đặt trên bàn thờ cho đêm canh thức. Thi hài được đặt nằm hướng về phía bắc hoặc là phía tây. Trong Phật giáo, hướng Tây là hướng dẫn tới lãnh vực của Đức Phật A Di Đà. Khi còn sống, cả nam và nữ giới đều đặt vạt trái của kimono hoặc yukata lên trên vạt phải. Nhưng nếu người mất được mặc kimono truyền thống, vạt phải kimono sẽ nằm trên vạt trái.
nghi thức tang lễ của người nhật
Hình ảnh bộ Mofuku kimono chỉ được mặc trong lễ tang của họ hàng gần và toàn bộ bộ kimono này có màu đen.
Nhìn chung, nghi lễ tang ma của dân tộc Nhật Bản không chỉ biểu hiện ở tính cộng đồng mà còn bao hàm ý nghĩa cảm thông, chia sẻ của mọi người trước sự mất mát tới thân nhân của người đã khuất. Qua đó còn là mong muốn người đã khuất được siêu thoát đồng thời phù hộ cho những người đang sống sự bình yên và may mắn trong cuộc đời.

5,300 chars | 2017/06/09 04:43

Xem thêm bài viết liên quan

Độc đáo với vẻ đẹp của gà tre Nhật Bản

Độc đáo với vẻ đẹp của gà tre Nhật Bản

01/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Thân gà tròn và rộng với phần lưng (giữa cổ và lông mã) cực ngắn. Vì cơ thể nhỏ nên lưng gà cũng không dài rất, rộng và nếu nhìn ngang thì nó có hình chữ U. Nhưng hình dáng được miêu tả như trên chỉ có khi gà còn nhỏ còn khi trưởng thành phần thân ngắn, thấp, rộng và bộ ngực rất đầy đặn, tròn và ...
Người tạo ra ấm trà Gang trong ba thế kỷ ở Nhật Bản

Người tạo ra ấm trà Gang trong ba thế kỷ ở Nhật Bản

23/11/2017, Văn hóa đặc trưng
Okamaya đã sản xuất gang đun nước và ấm trà cho trà trong hơn ba năm rưỡi. Nó hiện đang dẫn đầu bởi Koizumi Nizaemon, xuống đến thế hệ thứ mười của Koizumi Goroshichi Kiyoyuki, người sáng lập của nó.
Vài nét về sinh vật truyền thuyết Kitsune của Nhật Bản

Vài nét về sinh vật truyền thuyết Kitsune của Nhật Bản

08/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Điểm dễ thấy nhất ở Kitsune là nhiều đuôi, chúng có thể có đến 9 đuôi. Một Kitsune càng có nhiều đuôi thì càng mạnh và tuổi đời càng lớn, cứ mỗi 100 năm tuổi thì một cái đuôi sẽ mọc thêm. Như vậy thì sau 800 năm, một Kitsune sẽ có đủ 9 đuôi (1 cái mọc lúc mới sinh, 8 cái mọc trong quá trình sống)...
Đất nước Nhật Bản tại sao lại có tên là Japan?

Đất nước Nhật Bản tại sao lại có tên là Japan?

27/07/2017, Văn hóa đặc trưng
Cái tên Japan bắt nguồn từ việc người Trung Quốc từ thế kỉ thứ VII đã phát âm chữ 日本 là ''zeepan'', 日本 được người Nhật đọc là ''Nippon'' hay ''Nihon'', âm Hán Việt của nó là ''Nhật Bản''
Độc đáo và vô cùng hấp hẫn với nghệ thuật kịch giấy kamishibai ở Nhật Bản

Độc đáo và vô cùng hấp hẫn với nghệ thuật kịch giấy kamishibai ở Nhật Bản

08/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Kami trong tiếng Nhật có nghĩa là “giấy”, còn Shibai là “diễn kịch hoặc kể chuyện”. Người nghệ sĩ đặt từng bức tranh ở phía sau một khung hình trống và thay đổi chúng dựa theo diễn biến của câu chuyện mà mình đang kể...
Tìm hiểu về lễ giáng sinh của Nhật bản

Tìm hiểu về lễ giáng sinh của Nhật bản

26/07/2017, Văn hóa đặc trưng
Lễ Giáng Sinh nằm vào ngày 25 tháng 12 mặc dù không phải quốc lễ tại Nhật Bản nhưng trước đó 2 hôm, nhằm ngày 23 tháng 12 lại là một ngày quốc lễ bởi đó là ngày sinh của Thiên Hoàng nên không khí tưng bừng kéo dài suốt từ 23 đến hết Giáng Sinh.
Hành trình đến Seitai Hoshikai ở Yuzawadai

Hành trình đến Seitai Hoshikai ở Yuzawadai

05/02/2018, Văn hóa đặc trưng
Seitai Hoshikai bằng tiếng Nhật có nghĩa là Viện các Nữ hộ tống Thánh Thể. Đây là một cộng đoàn các nữ tu sống một cuộc sống cống hiến trong một tu viện gần thành phố Akita
Nhật Bản giữa văn hóa truyền thống so với văn hóa mới ngày nay (phần 2)

Nhật Bản giữa văn hóa truyền thống so với văn hóa mới ngày nay (phần 2)

20/01/2018, Văn hóa đặc trưng
Thời trang Nhật Bản đã ảnh hưởng đến phong cách thế giới toàn cầu. Nó đã truyền cảm hứng cho tương lai, avant-garde và kỳ lạ, ở khắp mọi nơi trên thế giới. Từ Kimono truyền thống, thời trang đường phố ở Harajuku hoặc thương hiệu sang trọng: người Nhật đã tạo ra thiết kế độc đáo của riêng họ...
Người Nhật tự hào về đất nước mình

Người Nhật tự hào về đất nước mình

11/07/2017, Văn hóa đặc trưng
Đức tính này thật sự chúng ta không thể tìm thấy ở nhiều nơi, nước Nhật, họ sẵn sàng xếp hàng hàng giờ đồng hồ một cách trật tự mà không hề phàn nàn. Thậm chí họ còn thấy niềm vui trong đấy. Hoặc ngồi đợi một món ăn, một món đồ uống với công đoạn làm ra thật sự rất công phu và mất nhiều thời gian...
Người chạy marathon Harouki Mourakami

Người chạy marathon Harouki Mourakami

16/11/2017, Văn hóa đặc trưng
Ông được coi là một trong những nhà văn vĩ đại nhất thời đại của chúng ta và là một trong những người đoạt giải Nobel về Văn học. Các Haruki Murakami (sinh năm 1949 tại Kyoto) trừ tác giả là một Á hậu đường dài có kinh nghiệm .