Món Nhật Bản


Nét đẹp trong con người Nhật Bản

Bạn sẽ làm gì khi xếp hàng mà không tin là mình sẽ nhận được kết quả?
“Với người Nhật, họ tin tưởng, biết chắc chuyến tàu tiếp theo sẽ đến và họ sẽ lên được tàu. Tin tưởng chắc chắn phần họ mong đợi trong xếp hàng sẽ đến và họ yên tâm xếp hàng, mọi người đều đồng thuận trong văn hóa này.”
.. Có thể nói, Việt Nam là một dân tộc có mối thiện cảm rất tốt đẹp với người Nhật Bản. Việc đi du học Nhật Bản, bên cạnh cơ hội học tập, việc làm, còn giúp chúng ta khám phá những nét đẹp văn hóa con người Nhật Bản, điều đã làm cả thế giới phải ngã mũ thán phục!
netdep
1. Nghi thức cúi chào.
Lời chào cao hơn mâm cỗ!!!…Cơ mà có ai thầy điều gì khác biệt trong cách chào của hai thế hệ không nhỉ?
netdep
Đối với người dân Nhật Bản, họ rất coi trọng nghi thức chào hỏi. Ở bất kỳ đâu và gặp bất kỳ ai, từ vị nguyên thủ quốc gia đến người dân thường, họ đều mỉm cười, vừa tỏ thái độ khiêm nhu, vừa cúi nghiêng người để chào kính cẩn. Hình ảnh nghiêng người cúi chào như vậy đã thể hiện một cách súc tích và thú vị về cốt lõi văn hoá của người Nhật Bản: Cúi đầu nhưng không hạ mình; khiêm nhu nhưng không hèn yếu. Một thái độ văn hoá tôn nghiêm và lịch sự như thế càng làm tăng thêm sự nể trọng nơi người đối diện.
2. Tôn trọng sự trung thực.
Đến Nhật Bản, bạn rất khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Thay vào đó, các tài xế taxi sẽ chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm gần nhất, mời khách lên tàu điện, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ, đỡ tốn kém”. Họ đặt lợi ích của khách hàng lên đầu chứ không làm tiền khách bằng những thói gian dối, lừa lọc…
Với một du học sinh tại Nhật, ắt hẳn bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những “mini shop không người bán”. Nhiều vùng ở Nhật có trồng trọt nhưng không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở làm việc, trồng trọt chỉ là việc làm thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói các sản phẩm, dán giá bán và để thùng tiền bên cạnh. Người mua sẽ nhìn theo giá niêm yết rồi tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé vào mini shop của họ và mang thùng tiền về nhà.
Tại các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka… cũng không nơi nào bạn phải lo gửi giỏ hay túi xách. Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Họ tự giác trả tiền mặt vào thùng hoặc gửi ngân phiếu vào máy thu tiền. Đã từ rất lâu, người Nhật tự hào khẳng định động từ “ăn cắp vặt” gần như đã biến mất trong từ điển tiếng Nhật.
Thêm một điều đặc biệt trong chi trả: Nếu biết bạn là khách nước ngoài đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng ở Nhật sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 – 10% mọi phí tổn.
3. Tôn trọng tính nhân bản.
Nếu đến vùng trồng trọt ở bất kỳ đâu trên xứ mặt trời mọc, bạn cũng sẽ thấy ở cánh đồng nào, người Nhật cũng giữ lại một góc không thu hoạch. Người dân Nhật rất yêu quý thiên nhiên và mọi sinh vật quanh mình, nên khi trồng bất cứ một sản phẩm nào, họ cũng nghĩ tới sự sống còn của chúng. Do vậy, người nông dân Nhật sẽ “để phần” 5-10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.
Cũng vì tôn trọng tính nhân bản, nên chính phủ Nhật nghiêm cấm và phạt rất nặng những tội phạm làm hàng giả, nhất là những món hàng độc hại. Họ coi những sản phẩm độc hại là thứ vũ khí man rợ của kẻ diệt chủng. Bởi vậy, đã từ rất lâu, trên thị trường Nhật không thấy có sản phẩm xấu hoặc độc hại nào. Các sản phẩm từ nước ngoài đưa vào phải qua sự kiểm dịch rất khắt khe mới được nhập vào trong nước.
Chính phủ Nhật không cho phép sử dụng phân hoá học và thuốc trừ sâu bừa bãi. Họ dùng các phương pháp sinh học (chứ không phải hoá học) để khống chế sâu bọ phá hoại mùa màng. Bên cạnh việc phòng chống sâu bọ có hại, họ rất quan tâm chăm sóc và bảo vệ những giống sâu bọ có ích.
4. Tôn trọng sự bình đẳng.
Mọi đứa trẻ Nhật từ lúc có ý thức, đều được cha mẹ, thầy giáo và xã hội dạy về sự bình đẳng giữa người với người, người với vật.
Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường, trừ trẻ khuyết tật về chân. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.
Việc mặc đồng phục vest đen từ mọi học sinh, người quét đường đến tất cả nhân viên, công chức… cho thấy một nước Nhật không có khoảng cách giàu nghèo. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động, biểu thị một sức mạnh hiệp thông.
Tại Nhật Bản, văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người dân và không hề có một sự ưu tiên nào. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày nào đó, bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình lại chính là vị Thủ Tướng hay Bộ Trưởng Nhật Bản.
Sự bình đẳng còn thể hiện ở việc tôn trọng lao động gia đình. Ở Nhật, nội trợ là một nghề, coi đó là một dạng lao động năng nhọc và khả kính. Hàng tháng, chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các chế độ y như một người đi làm. Về già, người vợ vẫn được hưởng đầy đủ lương hưu.
Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty lớn đã áp dụng chính sách “trực chuyển”: lương của chồng sẽ được gửi thẳng vào tài khoản của vợ, cho vợ quản lý. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được coi trọng, tôn vinh. Và cũng từ đó, tệ nạn bạo hành trong gia đình ở Nhật rất hiếm, mà nếu có thì bị xử tù rất nghiêm.

5,335 chars | 2017/05/26 02:53

Xem thêm bài viết liên quan

Gặp gỡ Maiko trong một ryotei truyền thống

Gặp gỡ Maiko trong một ryotei truyền thống

26/01/2018, Văn hóa đặc trưng
Bất cứ ai quan tâm đến nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản đều biết rằng để xem một geisha, hãy để một mình gặp một người, đó là một chuyện rất may mắn và thường tốn kém. Điều này cũng đúng đối với một maiko, có thể là một geisha học nghề, hoặc một geisha dưới 25 tuổi.
Những truyền thống thú vị ở Nhật Bản

Những truyền thống thú vị ở Nhật Bản

01/08/2017, Văn hóa đặc trưng
Irashaimase là cách truyền thống để chào đón khách hàng ở Nhật. Về cơ bản là một cách cực kỳ lịch sự để nói "Xin mời vào!". Nó được nhân viên ở Nhật nói khi họ nhìn thấy khách hàng. Nhân viên tại các địa điểm có nhiều khách hàng như các cửa hàng bách hoá có thể nói hàng nghìn lần mỗi ngày mỗi khi...
Sơ lược về Phật Giáo Nhật Bản

Sơ lược về Phật Giáo Nhật Bản

05/12/2017, Văn hóa đặc trưng
Phật giáo đã được du nhập vào Nhật Bản thông qua Trung Quốc và Hàn Quốc dưới hình thức một món quà từ vương quốc Kudara (Paikche) thân thiện của Hàn Quốc vào thế kỷ thứ 6. Trong khi Phật giáo được chào đón bởi các nhà quý tộc cầm quyền là tôn giáo mới của Nhật Bản, nhưng nó đã không lan rộng tới ...
Những điều thú vị về nàng Geisha nổi tiếng xinh đẹp vang bóng một thời

Những điều thú vị về nàng Geisha nổi tiếng xinh đẹp vang bóng một thời

18/05/2017, Văn hóa đặc trưng
Mineko Iwasaki rời gia đình để đi học múa truyền thống tại một okiya (các khu nhà đào tạo geisha), tại quận Gion, Kyoto. Tới năm 15 tuổi, Iwasaki trở thành một maiko (geisha học việc) và khi mới 21 tuổi, Mineko Iwasaki đã trở thành geisha lẫy lừng nhất Nhật Bản...
Độc đáo với vẻ đẹp của gà tre Nhật Bản

Độc đáo với vẻ đẹp của gà tre Nhật Bản

01/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Thân gà tròn và rộng với phần lưng (giữa cổ và lông mã) cực ngắn. Vì cơ thể nhỏ nên lưng gà cũng không dài rất, rộng và nếu nhìn ngang thì nó có hình chữ U. Nhưng hình dáng được miêu tả như trên chỉ có khi gà còn nhỏ còn khi trưởng thành phần thân ngắn, thấp, rộng và bộ ngực rất đầy đặn, tròn và ...
Công chúa Mako và tương lai của ngôi nhà hoàng gia

Công chúa Mako và tương lai của ngôi nhà hoàng gia

08/11/2017, Văn hóa đặc trưng
Vào thời điểm các nhà bình luận truyền thông về gia đình hoàng gia tập trung vào mong muốn thoái vị của Hoàng đế Akihito, thông báo về cuộc hôn lễ sắp xảy ra của công chúa Mako, sau đó chuyến đi hạnh phúc của ông tới Bhutan, một hơi thở của không khí trong lành.
Nhật Bản giữa văn hóa truyền thống so với văn hóa mới ngày nay (phần 1)

Nhật Bản giữa văn hóa truyền thống so với văn hóa mới ngày nay (phần 1)

20/01/2018, Văn hóa đặc trưng
Nhật Bản có một nền văn hóa hấp dẫn không giống như bất kỳ nước nào khác và sẽ để lại ấn tượng lâu dài với bạn. Đây là một phần của những gì làm cho nó như một quốc gia duy nhất để tìm hiểu...
Tập tục thăm đền ngày tết của người Nhật

Tập tục thăm đền ngày tết của người Nhật

08/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Ngày Tết của người Nhật cũng là ngày để người trong gia đình làm lễ đón thần Toshigami (vị thần năm mới). Với những nhà có để Kamidana (ngăn thờ), người trong gia đình đó sẽ tập trung lại trước Kamidana và cùng nhau chắp tay cầu khấn...
Ý nghĩa đằng sau của kiếm Nhật

Ý nghĩa đằng sau của kiếm Nhật

19/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Đối với samurai, hay giới quý tộc quân sự, ở Nhật Bản tiền công nghiệp, một thanh kiếm không chỉ là vũ khí mà đó còn là một phần của linh hồn. Hai trong số các thanh kiếm trong bộ sưu tập này tạo thành một daisho (có nghĩa là "lớn và nhỏ"), bao gồm một katana (có nghĩa là "thanh kiếm dài") và wak...
Người tạo ra ấm trà Gang trong ba thế kỷ ở Nhật Bản

Người tạo ra ấm trà Gang trong ba thế kỷ ở Nhật Bản

23/11/2017, Văn hóa đặc trưng
Okamaya đã sản xuất gang đun nước và ấm trà cho trà trong hơn ba năm rưỡi. Nó hiện đang dẫn đầu bởi Koizumi Nizaemon, xuống đến thế hệ thứ mười của Koizumi Goroshichi Kiyoyuki, người sáng lập của nó.