Món Nhật Bản


Cách viết thiệp đầu năm mới theo phong tục của người Nhật

Vào đầu năm mới ở các quốc gia thường có phong tục viết thiệp gửi cho nhau với những lời chúc thân thương cầu mong cho nhau có một năm mới với nhiều may mắn và thành công. Và Nhật Bản cũng không ngoại lệ. Phong tục gửi thiệp năm mới Nengajo là một trong những phong tục đặc trưng của Nhật Bản, đây là cách người ta gửi cho nhau những lời chào hỏi nhau vào dịp đầu năm mới. Phong tục này cũng có ở một số nơi ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan. Dưới đây là cách viết một tấm thiệp đơn giản.
 Nengajo
Và sau đây là cách viết thiệp đầu năm mới của người Nhật, cùng tìm hiểu và nếu yêu thích cách viết thiệp này mọi người cũng có thể viết để dành tặng những người yêu thuong của mình đấy!
1.Số bưu điện
Số bưu điện của người nhận gồm 7 chữ số phải ghi rõ vào các ô trống ở phía trên bên phải. Trong trường hợp không rõ số bưu điện, bạn có thể tra trên internet thông qua địa chỉ người nhận.
2.Địa chỉ người nhận
Địa chỉ của người nhận nên ghi cách một dòng phía dưới số bưu điện, và ghi theo cột dọc, từ phải qua trái. Địa chỉ tốt hơn hết nên ghi bằng chữ Kanji, lưu ý số 10 không ghi là 十 mà ghi là 一〇. Các bạn đừng quên ghi tên chung cư và số phòng nhé.
 Nengajo
3.Tên người nhận
Về nguyên tắc, tên người nhận phải được ghi ở giữa tấm thiệp, cách khoảng 2 dòng tính từ số bưu điện xuống. Tên người nhận nên ghi chữ to hơn so với các chữ khác ở phần địa chỉ. Sau tên người nhận phải có chữ 様. Nếu gửi tới 2 người trở lên thì sau tên mỗi người cũng phải ghi chữ 様. Nếu gửi tới một tập thể thì sau tên của tập thể phải ghi chữ 御中. Nếu bạn có ý gửi tới từng người từng người trong tập thể đó thì ghi chữ御一同様. Với học sinh, nếu gửi tới giáo viên của mình thì thay vì ghi 様 thì có thể dùng 先生.
4.Tên và địa chỉ người gửi
Có thể ghi tên và địa chỉ người gửi ở mặt trước hoặc mặt sau của tấm thiệp đều được. Để cho mặt trước dễ nhìn, người Nhật đa số đều ghi vào mặt sau của tấm thiệp. Nếu ghi vào mặt trước, nên ghi chữ thật nhỏ.
 Nengajo
5.Viết chữ 年賀
Tấm thiệp được bày bán in sẵn thường đã có chữ 年賀 ở mặt trước tấm thiệp. Trong trường hợp tấm thiệp tự làm, bạn phải ghi rõ chữ 年賀 vào tấm thiệp để bưu điện phân loại. Nếu không ghi, tấm thiệp của bạn sẽ có khả năng được chuyển tới trước ngày 1 tháng 1.

2,159 chars | 2017/06/08 02:53

Xem thêm bài viết liên quan

9 điều thú vị về đất nước Nhật bản.

9 điều thú vị về đất nước Nhật bản.

31/07/2017, Văn hóa đặc trưng
Về luật pháp, hệ thống tòa án Nhật Bản có một tỷ lệ kết án cao là 99%! Nhà tù Nhật Bản hoạt động mức trung bình với mức công suất 117%.
Chó Akita loài chó canh giữ hoàng gia

Chó Akita loài chó canh giữ hoàng gia

16/01/2018, Văn hóa đặc trưng
Đến từ miền Bắc Nhật Bản tại tỉnh Akita, giống chó Akita, hay "Akita-Inu" trong tiếng Nhật, là một giống chó mạnh mẽ, gan dạ và đầy tình cảm. Giống chó này được cho là phát triển từ tổ tiên của những chú chó tại thành phố Odate ở tỉnh Akita trong suốt thời Edo. Cho đến năm 1957, tổ tiên của chúng...
Độc đáo và vô cùng hấp hẫn với nghệ thuật kịch giấy kamishibai ở Nhật Bản

Độc đáo và vô cùng hấp hẫn với nghệ thuật kịch giấy kamishibai ở Nhật Bản

08/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Kami trong tiếng Nhật có nghĩa là “giấy”, còn Shibai là “diễn kịch hoặc kể chuyện”. Người nghệ sĩ đặt từng bức tranh ở phía sau một khung hình trống và thay đổi chúng dựa theo diễn biến của câu chuyện mà mình đang kể...
Sơ lược về Phật Giáo Nhật Bản

Sơ lược về Phật Giáo Nhật Bản

05/12/2017, Văn hóa đặc trưng
Phật giáo đã được du nhập vào Nhật Bản thông qua Trung Quốc và Hàn Quốc dưới hình thức một món quà từ vương quốc Kudara (Paikche) thân thiện của Hàn Quốc vào thế kỷ thứ 6. Trong khi Phật giáo được chào đón bởi các nhà quý tộc cầm quyền là tôn giáo mới của Nhật Bản, nhưng nó đã không lan rộng tới ...
Xưởng thủy tinh chế tác các vật dụng hoàng gia Kagami

Xưởng thủy tinh chế tác các vật dụng hoàng gia Kagami

07/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Sau 9 năm thành lập, các tác phẩm pha lê của Kozo Kagami đã được triển lãm ở Chicago, Paris, New York, Brussels… và từ đó thế giới đã biết đến tài điêu khắc tuyệt mỹ của ông. Vào năm 1943, Hoàng gia Nhật Bản đã sử dụng pha lê Kagami trong lễ cưới của công chúa Shigeko Higashikuni và hoàng tử Mori...
Độc đáo với vẻ đẹp của gà tre Nhật Bản

Độc đáo với vẻ đẹp của gà tre Nhật Bản

01/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Thân gà tròn và rộng với phần lưng (giữa cổ và lông mã) cực ngắn. Vì cơ thể nhỏ nên lưng gà cũng không dài rất, rộng và nếu nhìn ngang thì nó có hình chữ U. Nhưng hình dáng được miêu tả như trên chỉ có khi gà còn nhỏ còn khi trưởng thành phần thân ngắn, thấp, rộng và bộ ngực rất đầy đặn, tròn và ...
Đất nước Nhật Bản tại sao lại có tên là Japan?

Đất nước Nhật Bản tại sao lại có tên là Japan?

27/07/2017, Văn hóa đặc trưng
Cái tên Japan bắt nguồn từ việc người Trung Quốc từ thế kỉ thứ VII đã phát âm chữ 日本 là ''zeepan'', 日本 được người Nhật đọc là ''Nippon'' hay ''Nihon'', âm Hán Việt của nó là ''Nhật Bản''
Tập tục thăm đền ngày tết của người Nhật

Tập tục thăm đền ngày tết của người Nhật

08/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Ngày Tết của người Nhật cũng là ngày để người trong gia đình làm lễ đón thần Toshigami (vị thần năm mới). Với những nhà có để Kamidana (ngăn thờ), người trong gia đình đó sẽ tập trung lại trước Kamidana và cùng nhau chắp tay cầu khấn...
Gặp gỡ Maiko trong một ryotei truyền thống

Gặp gỡ Maiko trong một ryotei truyền thống

26/01/2018, Văn hóa đặc trưng
Bất cứ ai quan tâm đến nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản đều biết rằng để xem một geisha, hãy để một mình gặp một người, đó là một chuyện rất may mắn và thường tốn kém. Điều này cũng đúng đối với một maiko, có thể là một geisha học nghề, hoặc một geisha dưới 25 tuổi.
Triển lãm toilet đặc biệt ở Nhật Bản

Triển lãm toilet đặc biệt ở Nhật Bản

05/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Japan Times đưa tin, Toto Ltd, nhà sản xuất bệ toilet lớn nhất Nhật Bản sẽ chính thức mở cửa bảo tàng vào thứ 6 ở thành phố Kitakyushu, tỉnh Fukuoka nơi công ty đặt trụ sở. 950 sản phẩm bao gồm bệ toilet và phòng tắm đúc sẵn sẽ được trưng bày tại triển lãm. Toto Ltd tự nhận mình là “Apple của côn...