Món Nhật Bản


Biển trong nghệ thuật của người Nhật Bản`

Nói đến nghệ thuật Nhật Bản, chúng ta không thể không nhắc đến nghệ thuật tạo hình vườn cảnh. Nhật Bản có rất nhiều vườn cảnh nổi tiếng nhưng tất cả đều được xây dựng trong sân của các Thiền viện, trà thất và nhà ở. Đó là những nét khác lạ của vườn Nhật so với các vườn kiểu khác trên thế giới. Nhưng giá trị quan trọng nhất của vườn cảnh Nhật không phải là vị trí mà là thẩm mỹ Thiền nằm sâu trong nó. Chính giá trị thẩm mỹ Thiền ẩn dấu trong từng chi tiết đã khoác lên vườn cảnh một vẻ đẹp đơn sơ mà cuốn hút khiến cả thế giới đang ra sức học hỏi vẻ đẹp đó. Nhật Bản có lịch sử tạo vườn hơn 1300 năm. Theo ghi chép của Nihon Shoki, ngay dưới triều Thiên hoàng Suiko (592 - 626) ngôi vườn đầu tiên của Nhật đã được hình thành. Đó là vườn của Tể tướng Sagano Umako được thiết kế có "một hồ nước nhỏ đào ở sân trong, ở giữa có hòn đảo nhỏ". Cuốn sách nổi tiếng bàn về việc thiết kế vườn cảnh do Tachibanano Toshitsumi viết vào nửa sau thế kỷ XI cho chúng ta thấy người Nhật đã phát triển được một phong cách thiết kế vườn riêng biệt. Họ bố trí ao hồ, những hòn đảo tí hon và các mô đất để tượng trưng cho biển, đảo và núi. Các hòn đảo trong một cái ao phải được đặt lệch nhau với những đường nét uốn éo trông giống như những mảng sương mù. Người Nhật tạo ranh giới giữa đất và nước bằng những hòn cuội nhỏ, tượng trưng cho một bãi biển bằng cát. Bờ biển phải luôn có vẻ hoàn chỉnh và ngay cả khi mặt nước chỉ lên xuống chút xíu. Vào thời Kamakura, mối giao lưu quan hệ văn hoá Nhật Bản và Trung Quốc được khôi phục. Các nhà làm vườn rất say mê ứng dụng những khuynh hướng mới nhất của Trung Quốc, trong đó có tranh Suibokuga (tranh thuỷ mạc). Dựa vào phong cách vẽ tranh, các nhà làm vườn đã cố lựa chọn các hòn đá, khối đá có hình thù đặc biệt tượng trưng cho núi non mọc lên trên một bãi cát trắng tượng trưng cho biển cả. Đó là kiểu vườn Karesansui (sản thuỷ khô). Thời Muromachi, vườn "cảnh khô" sử dụng đá và cát trắng tạo thành rất được thịnh hành tuy vẫn sử dụng kỹ thuật Sakuteiki thời Fujiwara với thực vật, nước và đá là chủ yếu.
biển trong nghệ thuật của người nhật
Hình ảnh điển hình cho một khu vườn Karesansui.
Vườn Karesansui, mà đại diện nhất là khu vườn nằm trong chùa Ryoanji, người làm vườn dùng đá, sỏi, cát trắng để diễn tả về biển, núi và gợi lên vẻ đẹp đơn giản của Thiền. Những vườn có phong cách giống vườn chùa Ryoan thường nhấn mạnh vẻ đẹp qua sự đơn giản nhưng thực chất không phải như vậy. Một lớp sỏi hoặc cát trắng được trải rộng ra toàn bộ khu vườn để diễn tả biển. Những đường lăn tăn, gợn sóng gợi lên hình ảnh những con sóng ngoài khơi. Những đường cong nhỏ, mảnh, sít lại gần nhau diễn tả mặt biển êm, ít sóng; những đường cong lớn, rộng lại gợi lên mặt biển dữ dội, đầy sóng to gió lớn. Trên một mặt phẳng nhỏ bé như vậy, người làm vườn tạo rất nhiều kiểu sóng khác nhau để tạo ra, gây cảm giác về biển cả rộng lớn. Nhật Bản lđược bao bọc tứ phía là biển vì vậy hình ảnh biển đối với việc thiết kế vườn có ý nghĩa rất lớn. Và chắc chắn do chịu ảnh hưởng bởi những suy nghĩ cảm giác về vị thế của nước mình là một hòn đảo nổi giữa biển mà việc bài trí các hòn đá để gợi lên hình ảnh các hòn đảo đá trở thành phổ biến. Những hòn đá có hình dáng sù sì, gồ ghề được sắp xếp một cách hài hoà với các độ cao thấp khác nhau nên vẻ đẹp tự nhiên của những hòn đá mọc lên một cách độc lập giữa biển. Những hòn đá này được xếp thành những nhóm ba, năm, bảy hoặc chín. Đó là những con số mà theo triết lý Phật giáo được cho là những con số may mắn. Vườn chùa Ryoanji nổi tiếng vì cách sắp xếp đá rất khéo léo tạo nên một bố cục không gian kỳ diệu của nó. Ngoài ra trên mặt biển cát trắng xoá thường nổi lên những hòn đảo Kameshima (đảo rùa) và Tsurushima (đảo hạc). Rùa và hạc là biểu tượng cho sự trường thọ, lâu dài theo triết lý Phật giáo. Loại vườn này không có cây, hoa, cỏ, nước hay bất kỳ yếu tố nào khác ngoài cát và đá nhưng nó vẫn gợi lên được hình ảnh những ốc đảo nhỏ trên mặt biển mênh mông.
Vườn chùa Ryoanji
Hình ảnh vô cùng độc đáo của khu vườn trong chùa Ryoanji theo phong cách Karesansui.
Một lĩnh vực nghệ thuật chịu ảnh hưởng của biển mà chúng ta không thể không nhắc đến, đó là hội họa. Những người không chuyên sâu nghiên cứu về Nhật Bản, cũng có thể biết đến bức tranh nổi tiếng : “ Sóng lừng ở Kanagawa” của danh họa Katsushika Hokusai. Đó là một trong 36 bức vẽ cảnh núi Phú Sĩ của ông, và là bức nổi tiếng nhất. Ngoài ra còn có hai bức tranh cũng vẽ cảnh núi Phú Sĩ nhìn từ biển, đó là bức “ Núi Phú Sĩ nhìn từ vịnh Noboto” và bức “ Núi Phú Sĩ nhìn từ bãi biển Shichiri ở Sagami”. Tại sao bức tranh nổi tiếng nhất trong bộ tranh 36 cảnh núi Phú Sĩ của Hokusai lại là bức vẽ núi Phú Sĩ nhìn từ trên biển ở Kanagawa? Có lẽ vì sóng biển đã quá quen thuộc và là đặc trưng của Nhật Bản. Chúng ta đều biết Nhật Bản có tới ¾ diện tích là núi non, nhưng xung quanh đều là biển. Một bức tranh vẽ ngọn núi nổi tiếng, nhưng nhìn từ trên biển dậy sóng, thực sự rất tiêu biểu cho Nhật Bản. Qua đó, chúng ta cũng thấy được ảnh hưởng sâu đậm của biển trong nghệ thuật Nhật Bản.
Sóng lừng ở Kanagawa
Bức họa “ Sóng lừng ở Kanagawa” vô cùng nổi tiếng của danh họa Katsushika Hokusai.
Như vậy, qua những dẫn chứng lý thú trên, chúng ta nhận thấy biển không chỉ là nguồn lợi kinh tế dồi dào của Nhật Bản mà còn là một yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến văn hoá- đời sống của người dân Nhật Bản, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo của đất nước này. Người viết bài này mong muốn sẽ được tìm hiểu sâu sắc và kỹ càng hơn về ảnh hưởng của biển trong văn hoá Nhật Bản, giúp người đọc có thêm những thông tin thú vị và hữu ích.

5,473 chars | 2017/06/08 05:08

Xem thêm bài viết liên quan

Nhật Bản hỗ trợ, khuyến khích các bà mẹ sinh con

Nhật Bản hỗ trợ, khuyến khích các bà mẹ sinh con

09/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Chính sách chế độ mới về trẻ em và nuôi dạy trẻ em được thực thi từ tháng tư năm 2015. Hơn nữa, để kế hoạch thực hiện chính sách mới về việc hỗ trợ nuôi dạy trẻ em đuợc thuận lợi, ngoài chương trình liên quan tới "kế hoạch nỗ lực xóa bỏ hiện tượng trẻ em chờ nhà trẻ", hỗ trợ các thành phố nông th...
Người tạo ra ấm trà Gang trong ba thế kỷ ở Nhật Bản

Người tạo ra ấm trà Gang trong ba thế kỷ ở Nhật Bản

23/11/2017, Văn hóa đặc trưng
Okamaya đã sản xuất gang đun nước và ấm trà cho trà trong hơn ba năm rưỡi. Nó hiện đang dẫn đầu bởi Koizumi Nizaemon, xuống đến thế hệ thứ mười của Koizumi Goroshichi Kiyoyuki, người sáng lập của nó.
Những biểu tượng đại diện của Nhật Bản

Những biểu tượng đại diện của Nhật Bản

30/05/2017, Văn hóa đặc trưng
Ngôi đền Itsukushima xây dựng cách đó không xa và cũng “ngâm chân” trong nước biển khi thủy triều lên. Đây là điểm khác biệt của Itsukushima với hầu hết ngôi đền, chùa khác trên đất nước Nhật Bản (vì thông thường đền, chùa được xây trên cao). Theo truyền thuyết, ngôi đền được dựng nên để tưởng nh...
Ukai - phương pháp bắt cá bằng cách vận dụng loài chim biển độc đáo của Nhật Bản

Ukai - phương pháp bắt cá bằng cách vận dụng loài chim biển độc đáo của Nhật Bản

31/01/2018, Văn hóa đặc trưng
Ukai là một phương pháp truyền thống đánh bắt cá hồi nhỏ của Nhật bằng cách vận dụng loài chim biển được gọi là u (cormorants) ở sông Nagaragawa, nổi tiếng với dòng suối trong tỉnh Gifu. Các huấn luyện viên chính của cormorants trang phục trong trang phục cổ đại tự do thao túng 10-12 cormorants b...
Xưởng thủy tinh chế tác các vật dụng hoàng gia Kagami

Xưởng thủy tinh chế tác các vật dụng hoàng gia Kagami

07/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Sau 9 năm thành lập, các tác phẩm pha lê của Kozo Kagami đã được triển lãm ở Chicago, Paris, New York, Brussels… và từ đó thế giới đã biết đến tài điêu khắc tuyệt mỹ của ông. Vào năm 1943, Hoàng gia Nhật Bản đã sử dụng pha lê Kagami trong lễ cưới của công chúa Shigeko Higashikuni và hoàng tử Mori...
Những điều thú vị về nàng Geisha nổi tiếng xinh đẹp vang bóng một thời

Những điều thú vị về nàng Geisha nổi tiếng xinh đẹp vang bóng một thời

18/05/2017, Văn hóa đặc trưng
Mineko Iwasaki rời gia đình để đi học múa truyền thống tại một okiya (các khu nhà đào tạo geisha), tại quận Gion, Kyoto. Tới năm 15 tuổi, Iwasaki trở thành một maiko (geisha học việc) và khi mới 21 tuổi, Mineko Iwasaki đã trở thành geisha lẫy lừng nhất Nhật Bản...
Nguồn gốc bắt đầu Phật giáo ở Nhật Bản

Nguồn gốc bắt đầu Phật giáo ở Nhật Bản

10/11/2017, Văn hóa đặc trưng
Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên. Nó bao gồm những lời dạy của Đức Phật, Gautama Siddhartha. Trong số các nhánh chính của Phật giáo, đó là Đại Thừa hay Đại Tông Phật giáo đã được tìm thấy vào Nhật Bản.
Đền Hasedera ngôi đền cổ nằm trên núi

Đền Hasedera ngôi đền cổ nằm trên núi

24/10/2017, Văn hóa đặc trưng
Đền Hasedera nằm ở vùng núi phía đông của trung tâm Sakurai . Ngôi đền được thành lập vào năm 686, và bây giờ là ngôi đền đầu của ngôi trường Bunzan của Phật giáo Shingon
Tại sao Nhật Bản được gọi là "đất nước mặt trời mọc"

Tại sao Nhật Bản được gọi là "đất nước mặt trời mọc"

02/06/2017, Văn hóa đặc trưng
"Nhật Bản" trong tiếng Hán có nghĩa là "gốc của Mặt Trời" và như thế được hiểu rộng hơn là "đất nước Mặt Trời mọc". Và về vị trí địa lý Nhật Bản nằm ở cực Đông của Châu Á nên Nhật Bản cũng là quốc gia đầu tiên nhìn thấy Mặt trời mọc vào mỗi sớm bình minh. Trong văn hóa của người Nhật nữ thần Mặt ...
Thú vị về những điều trên tàu điện ngầm ở Nhật Bản

Thú vị về những điều trên tàu điện ngầm ở Nhật Bản

20/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Nói chuyện với người lạ không có gì đáng sợ: Bạn lên tàu điện ngầm và quên quẹt thẻ? Dù vốn tiếng Nhật của bạn chỉ bập bõm, và bạn e rằng người Nhật không nói tiếng Anh thạo thì cũng chẳng có gì đáng ngại. Hãy cố gắng giao tiếp và giải thích với nhân viên ga tàu khi gặp sự cố. Theo Matador Networ...