Món Nhật Bản


Tìm hiểu về nghệ thuật thư pháp Shodo

Sơ lược
Nói đến văn hoá Á Đông thì không thể bỏ qua nghệ thuật thư pháp. Đây là một hình thức nghệ thuật hoàn toàn không xa lạ gì ở Việt Nam cũng như các nước từng chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa và chữ Hán tự. Và với một nền văn hoá mang đậm nét truyền thống như Nhật Bản thì cũng không có gì lạ khi shodou được coi là một trong những bộ môn nghệ thuật độc tôn.
Shodō (書道 _ thư đạo, ), hay nói một cách đơn giản là nghệ thuật viết chữ đẹp, du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản từ khá sớm, nhưng phải đến năm 749 với bài tanka Soukou Shujitsu thì thư pháp Nhật mới đạt được những phong cách riêng.
Thư pháp tại Nhật Bản gọi là thư đạo (書道). Theo các chuyên gia thư pháp Nhật Bản, chữ Hán được truyền từ Trung Quốc sang Nhật Bản từ khoảng 2000 năm trước, được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản từ khoảng thế kỷ 5. Sau đó, dựa trên cơ sở chữ Hán, người Nhật đã sáng tạo ra kiểu chữ của mình là chữ Hiragana và Katakana (kiểu chữ biểu thanh). Thư pháp Nhật Bản được hình thành từ hai kiểu chữ chính là kiểu chữ Hán từ Trung Quốc đến và kiểu chữ Hiragana, Katakana. Hiện nay, ở Nhật Bản có từ 8 đến 10 triệu người tham gia viết thư pháp, và thư pháp được coi là một trong những môn nghệ thuật đặc sắc của Nhật Bản.
shodo
Lịch sử
Thời đại Heian ghi lại dấu ấn của nó trong lịch sử là thời đại mà văn hoá phát triển rực rỡ nhất. Đây cũng là thời gian mà shodou đạt được nhiều thành tựu đáng kể với nhóm Sanpitsu (三筆) gồm nhà sư Kuukai (774-835), thiên hoàng Saga (786-842) và Tachibana no Hayanari (778-842). Vào thế kỷ 10 và 11, ba cây bút Sanseki (三跡) là Ono no Michikaze (Yaseki) Fujiwara no Sukemasa (Saseki), Fujiwara no Yukinari (Gonseki) lại tiếp tục đưa thư pháp Nhật Bản đến những tầm cao mới.
shodo
Phân loại
Theo phân loại của Hội thư pháp Mainichi của Nhật Bản, thư pháp truyền thống đến thư pháp hiện đại của Nhật bản có thể được xếp theo 7 bộ môn sau:
Thư pháp chữ Hán
Được tạo nên nhờ dựa vào thơ, văn xuôi cổ điển viết bằng chữ Hán, dựa vào cảm nhận nghệ thuật và phương pháp học thư pháp của từng người thông qua các tác phẩm từ nhiều chữ đến ít chữ, và các thể loại thư pháp như Ten (Triện thư), Rei (Lệ thư), Kai (Khảo thư), Gyo (Hành thư), So (Thảo thư), tìm kiếm thể loại thư pháp vốn có. Bộ môn thư pháp chữ Hán thể hiện tính hiện đại hoà quyện trong tính truyền thống.
Thư pháp chữ Kana
Được tạo ra để viết những từ ngữ đẹp của Nhật Bản thông qua việc cải biên, phát triển những bài hát Waka và thơ Haiku. Có sự biểu hiện phong phú tùy theo chí hướng khác nhau của các tác giả về những bài ca cổ mà thư pháp Kana. Vẻ đẹp của chữ Kana hiện đại được hoà trộn với cảm giác mới của Kana chữ lớn (nguồn gốc của chữ Kana là chữ nhỏ).
Thư pháp thơ văn cận đại (Cận đại thi văn thư)
Là những tác phẩm lấy văn và thơ hiện đại làm đề tài, điều hoà giữa chữ Hán và chữ Kana tạo ra một thư pháp mới. Đây là bộ môn đã được triển khai, mở rộng ở các kì triển lãm Thư pháp Mainichi. Do tính chất dễ đọc và gần gũi nên nó nhận được sự ủng hộ của nhiều người.the linh la nguoi sang lap
Thư pháp viết chữ lớn (Đại tự thư)
Là những tác phẩm thư pháp viết chữ lớn mà số lượng chỉ từ 1 đến 2 chữ. Một thế giới thư pháp mới được tạo ra từ việc định hướng tạo hình, tôi luyện đường nét và sáng tạo về màu đen.
Thư pháp chữ in bằng khuôn khắc đá – Tenkoku (Triện khắc)
Bộ môn này được cho là tinh hoa của phương Đông và giới thư pháp. Chữ in bằng khuôn hình vuông 3 phân. Người ta khắc trên đá những bản thư pháp và chữ viết thời cổ đại của Trung Quốc sau đó in trên giấy trắng, tạo nên sự tương phản rất đẹp giữa mực (đỏ) và giấy. Tekuko là cảm giác tạo hình mới dựa trên nền tảng truyền thống được hoà quyện trong một không gian nhỏ.
Thư pháp chữ khắc gỗ (Khắc tự)
Chữ viết được khắc lên bản gỗ. Chữ viết ở đây khác với chữ viết bằng bút, nó mang tính lập thể và còn có thể được tô bằng nhiều màu sắc. Khắc tự là một bộ môn thư pháp đang gây được sự chú ý.
Thư pháp ZenEi (Tiền vệ thư)
Bộ môn này biến đổi nhận thức trước kia về thư pháp (coi thư pháp là biểu hiện của nhân cách con người). Thư pháp Tiền vệ thư chịu ảnh hưởng của hai trường phái: hội họa trừu trượng phương Tây và triết học phương Đông. Không bị giới hạn bởi việc lấy chữ làm nguyên liệu chính, người viết có thể tự do thể hiện tâm hồn và tình cảm thông qua các tác phẩm nghệ thuật mang tính trừu tượng.
shodo

4,246 chars | 2017/05/24 02:44

Xem thêm bài viết liên quan

Marugame Uchiwa - Những chiếc quạt giấy đầy màu sắc cho ngày hè oi bức

Marugame Uchiwa - Những chiếc quạt giấy đầy màu sắc cho ngày hè oi bức

09/04/2018, Thủ công Nhật Bản
Người ta sử dụng giấy washi – là một loại giấy truyền thống có hoa văn rất đẹp để tạo nên phần đầu quạt, bên cạnh đó thì loại vải hoa – loại vải cotton thường được dùng để may các bộ yukata cũng rất được ưa chuộng bởi tính bền và hoa văn rất phong phú. Những họa tiết có trên quạt thường có hình c...
Nghệ thuật thư pháp Nhật Bản có lịch sử như thế nào?

Nghệ thuật thư pháp Nhật Bản có lịch sử như thế nào?

06/02/2018, Thủ công Nhật Bản
Thư pháp Nhật Bản ( 書 道shodō ) còn được gọi là shūji ( 習字 ) là một hình thức viết thư pháp, hoặc là viết về nghệ thuật, về tiếng Nhật . Trong một thời gian dài, nhà thư pháp được ái mộ nhất trong Nhật Bản đã đi theo Vương Hy Chi, một thư pháp người Trung Quốc trong thế kỷ thứ 4, nhưng sau khi phá...
Tại sao tượng chibi lại thường xuất hiện trong đám cưới nhật ?

Tại sao tượng chibi lại thường xuất hiện trong đám cưới nhật ?

17/07/2019, Thủ công Nhật Bản
Các bạn có để ý trong ngày cưới ở Nhật Bản tại saôthường thấy hình ảnh chibi của cô dâu chú rể xinh đẹp có có khuôn mặt hao hao giống với chủ nhân bữa tiệc trên chiếc bánh cưới của họ không ? Đây cũng là điều mà monnhatban.com cũng muốn giới thiệu cho bạn về phong tục cưới hỏi và tại sao tượng ch...
Thú vị với phong tục viết chữ đầu năm mới ở Nhật Bản

Thú vị với phong tục viết chữ đầu năm mới ở Nhật Bản

23/05/2017, Thủ công Nhật Bản
Và đến ngày 15 tháng 1 hàng năm, trong lễ hội của lửa tiễn đưa thần linh, người ta sẽ đem bản viết lên chùa để đốt với niềm tin rằng lửa đốt càng cháy cao bao nhiêu cũng có nghĩa là chữ viết càng đẹp và ý chí mà người viết gửi gắm vào chữ đó càng mạnh bấy nhiêu...
Tượng Chibi Nhật Bản "Búp Bê Chào Mừng"

Tượng Chibi Nhật Bản "Búp Bê Chào Mừng"

17/07/2019, Thủ công Nhật Bản
Đám cưới, là một ngày trọng đại của mỗi người. Ngày này có thể gọi là ngày hạnh phúc nhất của cuộc đời, Trong ngày đám cưới, các món quà, phong bì luôn rất ý nghĩa, những lời chúc trăm năm, hay những lời thề vĩnh cửu mãi mãi bên nhau, giây phút trao nha...
Nghệ thuật tranh khắc gỗ của Nhật Bản Ukiyo-e và lịch sử hình thành

Nghệ thuật tranh khắc gỗ của Nhật Bản Ukiyo-e và lịch sử hình thành

29/03/2018, Thủ công Nhật Bản
Ukiyo-e là một loại nghệ thuật tranh khắc khắc gỗ của Nhật Bản mô tả những chủ đề về phong cảnh, những câu chuyện trong lịch sử, về các nhà hát hay các khu vui chơi giải trí. Đề tài trong Ukiyo-e thường là đề tài về hưởng thụ, với những cảnh chính diễn ra trong nhà hát, quán ăn,…
Tượng búp bê chibi Nhật Bản dùng dịp nào?

Tượng búp bê chibi Nhật Bản dùng dịp nào?

12/07/2019, Thủ công Nhật Bản
Tượng chibi Nhật Bản là một món hàng được người Nhật Bản vô cùng yêu thích bởi vẻ đáng yêu, dễ thương và cũng hết sức ý nghĩa của nó. Hôm nay, monnhatban.com sẽ đưa các bạn đến với thế giới tượng búp bê chibi Nhật Bản rất hot tại đất nước này nhé.
Nguồn gốc và công dụng của đất sét trong nghệ thuật làm đồ Handmade - Tượng Chibi Nhật Bản

Nguồn gốc và công dụng của đất sét trong nghệ thuật làm đồ Handmade - Tượng Chibi Nhật Bản

15/07/2019, Thủ công Nhật Bản
Đất sét cự kỳ phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Hiện nay, các loại đất sét rất phong phú, từ các loại đất sét cho trẻ em tha hồ sáng taọ, đến các loại đất sét ứng dụng cho nghệ thuật làm đồ handmade hay ứng dụng trong nghệ thuật làm gốm đều rất ph...
Nghệ thuật gấp giấy origami và câu chuyện về cô bé Sadako Sasaki

Nghệ thuật gấp giấy origami và câu chuyện về cô bé Sadako Sasaki

09/08/2018, Thủ công Nhật Bản
Một số mẫu hình trong nghệ thuật gấp giấy origami nổi tiếng nhất là hạc giấy Nhật Bản. Truyền thuyết nói rằng, nếu bạn gấp đủ 1000 con hạc giấy (gọi là senbazuru), ước muốn của bạn sẽ thành hiện thực...
Nghệ thuật tranh nhuộm Katazome

Nghệ thuật tranh nhuộm Katazome

24/05/2017, Thủ công Nhật Bản
kỹ thuật Katazome chắc chắn bắt đầu từ việc tạo in hoa văn trên vải là lụa để may trang phục trước, sau đó mới được các họa sĩ ứng dụng để làm tranh. Lối in hoa văn trên vải bằng sáp của người H’mong, người Dao và vài sắc tộc khác ở Việt Nam, lối in vải Batik ở Indonesia cũng có nhiều nét tương t...