Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide sẽ đến thăm Việt Nam trong chuyến công du quốc tế đầu tiên
Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide là ai ?
Suga Yoshihide sinh ngày 6 tháng 12 năm 1948, ông là một chính trị gia người Nhật Bản và là đương kim Thủ tướng Nhật Bản. Ông là vị thủ tướng mới đầu tiên dưới Thời kỳ Lệnh Hòa. Trước đây ông từng giữ chức vụ Chánh Văn phòng Nội các từ năm 2012 đến năm 2020 trong nội các Abe lần 2, nội các Abe lần 3 và nội các Abe lần 4 và là người giữ chức vụ này lâu nhất. Đồng thời, ông cũng từng nắm giữ chức vụ Bộ trưởng Nội vụ và Truyền thông trong nội các Abe lần 1 từ năm 2006–2007. Ông được người dân Nhật Bản gọi thân mật là "ông chú Lệnh Hòa"
Xuất thân khiêm nhường, Suga Yoshihide đã nỗ lực hết sức và không ngừng nghỉ để trở thành Thủ tướng Nhật Bản ở tuổi ngoài 70. Đây là một điều ngoại lệ, hiếm có ở xứ sở hoa anh đào. Trước đó, ông đã thể hiện xuất sắc vai trò hỗ trợ phía sau và được nhiều người kỳ vọng sẽ trở thành nhân vật thay thế ông Abe. Mặc dù vậy, tương lai của Nhật Bản vẫn đang là dấu hỏi lớn khi nước này cũng như nhiều nước trên thế giới khác đang lao đao vì dịch bệnh Covid 19. Thời gian này là cơ hội nhưng là thách thức để tân Thủ tướng Suga khẳng định năng lực lèo lái của mình.
Năm nay 71 tuổi, ông Suga đã trải qua 8 năm làm Chánh Văn phòng nội các dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe, được đa số giới phân tích đánh giá là người kế nhiệm của Thủ tướng Abe ngay cả khi ông Abe còn đương chức. Với tư cách là người phát ngôn của Chính phủ Nhật Bản, ông Suga mặc nhiên được công nhận là nhân vật số 2 trên thực tế, sau Thủ tướng Abe.Sự nghiệp chính trị của ông Suga bắt đầu vào năm 1987. Người ta nói rằng ông đã phải mang mòn đến 6 đôi giày để vận động tranh cử và giành được ghế trong Hội đồng thành phố Yokohama. Từ đó ông từng bước đi lên trên con đường chính trị của mình. Sự nghiệp chính trị của ông Suga bắt đầu gắn kết với ông Abe từ khi ông trúng cử Hạ viện vào năm 1996. Nhiều người cho rằng chính ông Suga đã có ảnh hưởng đến quyết định của ông Abe ra tranh cử Thủ tướng Nhật Bản lần thư hai vào năm 2012.
Theo Cổng thông tin Chính phủ, chuyến thăm của Thủ tướng Suga cũng là nội dung chính trong buổi làm việc thường xuyên giữa Văn phòng Chính phủ Việt Nam và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tối 7-10, khi Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio.
Được biết, hai bên đã thảo luận công việc chuẩn bị, triển khai cho chuyến thăm của Thủ tướng Suga. Ông Mai Tiến Dũng hoan nghênh và đánh giá cao việc Thủ tướng Suga Yoshihide chọn Việt Nam là nước công du đầu tiên sau khi nhậm chức. Ông đánh giá đây là chuyến thăm rất có ý nghĩa đối với quan hệ hai nước, đặc biệt trong bối cảnh hai bên đang nỗ lực phục hồi hợp tác trên các lĩnh vực, thể hiện đường lối đối ngoại nhất quán của Nhật Bản coi trọng quan hệ với Việt Nam và khu vực. Ông khẳng định chuyến thăm Thủ tướng Suga đến Việt Nam cũng thể hiện sự tin cậy về kinh tế giữa hai nước. Đại sứ Yamada cũng bày tỏ tin tin tưởng rằng mối quan hệ Việt Nam và Nhật Bản sẽ lớn mạnh hơn nữa trong thời gian tới.
Đại sứ Nhật Bản Yamada nhấn mạnh việc Thủ tướng Nhật Bản Suga chọn Việt Nam là nước công du đầu tiên sau khi nhậm chức thể hiện tầm quan trọng của Việt Nam với Nhật Bản. Cũng theo đại sứ, mối quan hệ hợp tác Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian qua đã phát triển lớn mạnh và Thủ tướng Suga Yoshihide sẽ tiếp tục phát triển, làm sâu sắc quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước. Các quan chức chính phủ Nhật cho biết, Việt Nam và Indonesia là những nước đang có tình hình dịch bệnh ổn định và đây là một trong các nguyên nhân khiến lãnh đạo Nhật Bản thực hiện chuyến thăm ngay trong tháng 10 này.
Lí do vì sao Thủ tướng Nhật Suga Yoshihide chọn Việt Nam làm điểm công du đầu tiên
Quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, có sự tin cậy cao. Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Năm 1995, Nhật Bản là nước G-7 đầu tiên đón Tổng Bí thư Việt Nam đến thăm; năm 2009, thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam; năm 2011, công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam; tháng 5/2016, mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng.
Trải qua chặng đường hơn 45 năm, dấu ấn Nhật Bản trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại với Việt Nam ngày càng đậm nét. Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước tài trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư số hai (tính theo số lũy kế), đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam (năm 2018). Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ năm 1999. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2019 đạt 29,16 tỷ USD (tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2018), trong đó xuất khẩu đạt 14,98 tỷ USD (tăng 8% so với cùng kì năm 2018), nhập khẩu đạt 14,18 tỷ USD (tăng 3,3% so với cùng kì năm 2018).
Về đầu tư, 7 tháng năm 2019, vốn đầu tư của Nhật Bản sang Việt Nam đạt 2,25 tỷ USD. Lũy kế từ trước đến nay, tổng vốn đăng ký của Nhật Bản tại Việt Nam đạt 58,1 tỷ USD, chiếm 15,5% tổng vốn FDI của cả nước. Các lĩnh vực đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam chủ yếu trong công nghiệp chế biến, chế tạo, bán lẻ, bất động sản…
Từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã cử nhiều tu nghiệp sinh sang Nhật Bản. Hiện Việt Nam đứng thứ nhất về số lượng thực tập sinh nước ngoài tại Nhật Bản với khoảng 160.000 người. Quan hệ hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai nước đã phát triển dưới nhiều hình thức, Nhật Bản là một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành giáo dục đào tạo của Việt Nam.
Việt Nam và Nhật Bản hiện cũng là thành viên của 3 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương gồm: Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJFTA); Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đang mở ra rất nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi phát triển đối với hoạt động giao thương giữa hai quốc gia.
Bài viết phổ biến
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa...
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt...Xem thêm
Các loại giấm Nhật Bản thông dụng
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng...Xem thêm
Xì dầu Nhật Bản khác gì với nước tương Việt Nam?
Với nhiều quốc gia,tương được xem là món ăn quốc hồn, quốc...Xem thêm
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Truyện tranh khiêu dâm có phải là văn hoá 18+ ở...
Đối với các nước trên thế giới thì đề tài khiêu dâm chỉ dành...Xem thêm
Nghệ thuật tranh khắc gỗ của Nhật Bản Ukiyo-e...
Ukiyo-e là một loại nghệ thuật tranh khắc khắc gỗ của Nhật Bản...Xem thêm
Cơm chan nước trà - Cơm trà xanh Ochazuke
Cơm chan nước trà Ochazuke được xem là món cơm trộn phổ biến...Xem thêm
Những biểu tượng đại diện của Nhật Bản
Ngôi đền Itsukushima xây dựng cách đó không xa và cũng “ngâm...Xem thêm
Kỳ Giông khổng lồ của Nhật Bản - Nghe tên đáng...
Ōsanshōuo (オオサンショウウオ/大山椒魚?), nghĩa là "cá sơn tiêu lớn". Vì...Xem thêm
Cách làm cơm bò Gyudon kiểu Nhật chuẩn không...
Trong các món ăn về thịt bò của Nhật, có một món mà ngon, dễ...Xem thêm