Món Nhật Bản


Tết Trung Thu Nhật Bản có gì ?

Tết Trung Thu Nhật Bản

Hằng năm cứ đến ngày 5/8 âm lịch là lễ Trung Thu hay còn được gọi là lễ Đoàn Viên được diễn ra linh đình, sở dĩ có tên gọi là Đoàn Viên vì lễ tết Trung Thu này được tổ chức vào mùa thu, khí trời mát mẻ và cũng là thời điểm mặt trăng sáng và to nhất trong năm. Đây là cơ hội thích hợp để cả nhà có thể quây quần bên nhau vừa ngắm Trăng và ăn bánh uống trà hàn thuyên những câu chuyện vui buồn trong gần một năm qua.

Người vui nhất có lẽ là những em bé vì chúng sẽ được phân phát hoặc được bố mẹ mua cho những chiếc lồng đèn xinh xắn để đem khoe khắp xóm và cùng nhau đốt đèn mừng đón Tết Trung Thu. Những chiếc lồng đền đủ màu sắc, kiểu dáng sẽ được thắp sáng bằng những ngọn nến sáng rực cả một bầu trời đêm. Kèm theo đó là tiếng ca hát, cười đùa của bọn trẻ con trong xóm.

Ôi khung cảnh này thật bình yên biết bao. Nếu đã quen thuôc với hình ảnh này của Việt Nam thì bạn có từng thắc mắc  về Tết Trung Thu Nhật Bản trông như thế nào, trẻ em Nhật Bản sẽ đón Trung Thu ra sao ? có khác gì với Tết Trung Thu Việt Nam ? vậy hãy cùng monnhatban.com khám phá xem Tết Trung Thu Nhật Bản có gì độc đáo nha !

tet-trung-thu-nhat-ban-co-gi

Thường thì Tết Trung Thu Nhật Bản sẽ được chia làm 3 phần chính thức đó là: Lễ ngăm trăng, món bánh truyền thống và lồng đèn cá chép. 

Phần 1: Lễ hội Ngắm Trăng

Lễ hội ngắm trăng Nhật Bản hay còn có tên là Tsukimi sẽ diễn ra vào 15 tháng 8 âm lịch hằng năm. Trong ngày này mọi người tụ tập lại cùng nhau thưởng thức ánh trăng tròn mùa thu và ăn các món bánh truyền thống vì lúc đó, trái đất, mặt trời và mặt trăng sẽ hòa hợp với nhau để tạo ra ánh sáng và hiện tượng giúp trăng trở nên đẹp và tròn nhất. nếu bánh truyền thống trong ngày tết trung thu ở Việt Nam là những chiệc bánh nướng hình vuông, tròn có nhân dược điệu khắc tỉ mĩ, thì Nhật Bản lại sử dụng bánh gạo,bánh dẻo Tsukimi dango (giống mochi) để làm bánh trung thu truyền thống của Nhật Bản.

Không chỉ có bánh gạo còn rất nhiều món ăn khác nhau được người Nhật Bản yêu thích như khoai môn, đậu ván, hạt dẻ và  rượu Sake. Ngày lễ ngắm trăng đặc biệt này còn mang một ý nghĩa khác là tạ ơn các vị thần đã ban cho người dân một vụ mùa thật bội thu, họ đã làm những mâm lễ cúng thật chu đáo bằng chính những thứ mà họ làm ra như bánh truyền thống Dango, cỏ bông bạc Susuki,...

tet-trung-thu-nhat-ban-co-gi

Những hoạt động vui chơi nổi bật trong ngày trung thu của Việt Nam là, tất cả trẻ em đều đi rước đèn, các em sẽ được người đứng đầu ở trong làng hoặc khu phố phân phát đèn lồng hoặc được bố mẹ tự tay làm cho mình những chiếc đèn ông sao để rước đèn và sau đó chúng thường tụ họp lại cùng một chỗ và phá cỗ đêm trăng. Khác với truyền thống Việt Nam Ở Nhật Bản, người dân tụ tập làm những món bánh truyền thống của mình, sau đó họ những khay bánh ở kế bên hiên nhà, gần cửa sổ hay bất cứ chỗ nào để có thể nhìn trăng rõ nhất. Đặc biệt, theo quan niệm của người dân Nhật Bản là nếu có trẻ em đến tự ý ăn bánh nhà mình thì họ sẽ gặp rất nhiều may mắn trong năm.

Phần 2: Món bánh Truyền Thống và sự tích con thỏ

Bánh trung thu của Nhật Bản có kích thước tròn và nhỏ hơn hẳn các loại bánh Việt hay Trung và đặc biệt là không có trứng muối bên trong. Ngoài ăn bánh thưởng trà người Nhật còn có thói quen trang trí bằng cỏ susuki (cỏ này có người gọi là cỏ bông bạc, có người gọi là cỏ mèo) và bánh trung thu truyền thống sẽ được bày theo hình tam giác trên một chiếc kệ gỗ, bên cạnh bình cỏ, kèm theo một số loại hoa quả nữa. Sau đó họ đặt kế lên hiên nhà, hoặc gần bên cửa sổ, bất cứ chỗ nào có thể nhìn thấy trăng rõ nhất, để vừa ăn vừa ngắm trăng.

Theo truyền thuyết Nhật Bản có một người đàn ông sinh sống ở mặt trăng, một hôm ông đi dạo xuống trái đất thì thấy ba con vật đang tranh cãi với nhau dữ dội. Sau khi đến gần thì ông phát hiện ra đó là Cáo, Khỉ, Thỏ bọn chúng đang tranh giành nhau xem trong bộ ba ấy ai là người can đảm và tốt bụng nhất. Ông ta quan sát một lúc bèn hóa thành một người ăn xin nghèo nàn đến xin thức ăn. 

tet-trung-thu-nhat-ban-co-gi

Cáo và Khỉ tranh nhau đi hái những trái cây về cho người đàn ông sử dụng nhưng vẫn không thấm thía thấy vậy chú thỏ bèn nảy ra ý định chú kêu Cáo và Khỉ đi lấy những cành cây khô và rơm về để tạo thành một đám lửa to sau đó không chần chừ thỏ đã nhảy vào lửa để làm thức ăn cho người đàn ông tội nghiệp kia. Cáo và Khỉ vô cùng khác nhiên trước hành động này của Thỏ cũng như vô cùng nể phục Thỏ.

Ngay lập tức người đàn ông ăn xin kia đã quay lại hình dáng cũ lúc nào không biết. Thấy sự hy sinh của thỏ ông bè nói với Khỉ và Cáo: Thỏ chính người can đảm và tốt bụng nhất ông quyết định hồi sinh Thỏ và đem Thỏ về mặt trăng ở với mình. Từ đó mỗi khi nhìn lên mặt trăng người ta luôn thấy hình dáng chú thỏ thấp thoang bên trong mặt trăng. 

Phần 3: Lồng Đèn Cá Chép

tet-trung-thu-nhat-ban-co-gi

Cá chép hay còn gọi là cá KOI là hình ảnh truyền thống xuất hiện trong nhiều dịp lễ của Nhật Bản. Cá chép là hiện thân cho sự mạnh mẽ và lòng can đảm, hình ảnh cá chép lội ngược dòng nước, vượt qua thác nghềnh luôn được người Nhật Bản yêu thích từ xưa đến nay. Vì đó nên Cha mẹ Nhật Bản luôn tặng lồng đèn cá chép trong dịp Tết Trung Thu Nhật Bản với ý nghĩa luôn mong cho con cái họ khỏe mạnh và dám đương đầu với mọi khó khăn trong cuộc sống thay vì tặng những chiếc lồng đèn có màu sắc và hình dáng ngộ nghĩnh như ở Việt Nam

5,224 chars | 2020/09/29 09:26

Xem thêm bài viết liên quan

Độc đáo với ngày Tết Trung Thu ở xứ xở Phù Tang

Độc đáo với ngày Tết Trung Thu ở xứ xở Phù Tang

04/05/2017, Lễ hội của mùa Thu
Nếu như ở Việt Nam, mặt trăng vào Tết Trung Thu mang hình tượng của chị Hằng và chú Cuội ngồi gốc đa thì ở Nhật lại là hình tượng của chú Thỏ Ngọc đang giả bột làm bánh mochi. Chú Thỏ Ngọc là biểu tượng rất thiêng liêng đối với người Nhật...
Lễ hội phong kiến Hakone Daimyo Gyoretsu

Lễ hội phong kiến Hakone Daimyo Gyoretsu

01/02/2018, Lễ hội của mùa Thu
...lễ hội là việc tái hiện một đám rước daimyo, có khoảng 200 người dân mang trang phục lịch sử. Các trang phục có lịch sử chính xác với sự chú ý tuyệt vời đến chi tiết và bao gồm các chiến binh samurai, nhân viên tòa án, geisha và công chúa xinh đẹp Nhật Bản...
Lễ hội Nagasaki Kunchi - lễ hội của tháng 10

Lễ hội Nagasaki Kunchi - lễ hội của tháng 10

02/10/2017, Lễ hội của mùa Thu
Nagasaki Kunchi là lễ hội của đền Suwa được tổ chức hàng năm ở Nagasaki vào ngày 7-9 tháng 10. Lễ hội được tổ chức trong khoảng 400 năm và kết hợp các khía cạnh khác nhau của văn hoá Trung Quốc và Hà Lan.
Lễ Shichi-go-san đánh dấu ngày con trưởng thành

Lễ Shichi-go-san đánh dấu ngày con trưởng thành

16/10/2017, Lễ hội của mùa Thu
Lễ Shichi-go-san hiện nay bắt nguồn từ thời Edo, khi tướng quân Tokugawa Iemitsu lo lắng cho đứa con trai ốm yếu của mình là Tokumatsu (người sau này chính là vị Tokugawa Shogun thứ 5, Tsunayoshi) nên đã đến đền thần để cầu nguyện vào ngày 15/11 năm con trai ông lên 5 tuổi.Vào thời Edo, tỉ lệ sin...
Cùng nhau kéo co tại lễ hội nổi tiếng ở Okinawa

Cùng nhau kéo co tại lễ hội nổi tiếng ở Okinawa

25/05/2017, Lễ hội của mùa Thu
Tục lệ này đã có mặt từ dưới triều đại vua Ryukyu và nó mang ý nghĩa cám ơn trời đất đã ban cho người dân Okinawa một vụ mùa bội thu. Người ta chia làm 2 đội: đội bên Đông và đội bên Tây Ở Okinawa thời vào thời xa xưa con người ta cho rằng ở phía đông nơi mặt trời mọc là “thế giới của thần linh” ...
Lễ hội Jidai - mô phỏng lịch sử Kyoto một cách chân thức

Lễ hội Jidai - mô phỏng lịch sử Kyoto một cách chân thức

18/09/2017, Lễ hội của mùa Thu
Jidai Matsuri là một lễ hội diễn ra hàng năm vào ngày 22 tháng 10, kỷ niệm ngày thành lập Kyoto . Nó bao gồm một cuộc diễu hành lớn đi từ Cung điện Hoàng gia đến Đền Heian .
Lễ hội "bảy - năm - ba" (Shichi go san)

Lễ hội "bảy - năm - ba" (Shichi go san)

01/07/2015, Lễ hội của mùa Thu
Shichi-Go-San (七五三, lit. "Seven-Five-Ba") là một truyền thống nghi thức của đoạn văn và liên hoan ngày ở Nhật Bản dành cho bé gái ba và bảy tuổi và ba hoặc năm tuổi bé trai , được tổ chức hàng năm vào ngày 15 tháng 11 để kỷ niệm sự phát triển và hạnh phúc của trẻ nhỏ. Vì nó không phải là một ngày...