Lễ hội Tanabata - Ngày lễ thất tịch Nhật Bản
Nguồn gốc của Lễ hội Tanabata
Lễ hội Tanabata còn được gọi là Lễ hội Sao - là một lễ hội của Nhật Bản có nguồn gốc từ Lễ hội thất tịch của Trung Quốc. Lễ hội Tanabata được tổ chức dựa theo cuộc gặp của các vị thần chức nữ Orihime và Ngưu Lang Hikoboshi.
Theo truyền thuyết, Ngưu Lang và Chức Nữ bị ngăn cách nhau bằng dải ngân hà. Và họ chỉ có thể gặp nhau một lần mỗi năm vào ngày mồng bảy tháng bảy âm lịch. Lễ hội Tanabata thay đổi theo từng đất nước, riêng ở Nhật cũng là mồng bảy tháng bảy nhưng lại là dương lịch.
Phiên bản khác của Ngày lễ Thất tịch ở Nhật Bản
Lễ hội Tanabata "phiên bản" Nhật Bản có truyền thuyết là: Orihime là con gái của Ngọc Hoàng, Nàng dệt khung cửi và thêu thùa rất khéo. Khi đến tuổi lấy chồng, Ngọc Hoàng cho nàng lấy chàng chăn bò Hikoboshi sống ở bên kia dải Ngân Hà. Nhưng sau khi lấy nhau, hai vợ chồng Orihime và Hikoboshi mải mê vui chơi bỏ bê công việc ở Thiên đình, khung cửi mạng nhện giăng đầy còn con bò của HIkoboshi thì lang thang khắp nơi. Ngọc Hoàng nổi giận đùng đùng, ra lệnh chia cách hai người ở hai đầu sông Ngân và chỉ cho phép hai người mỗi năm gặp nhau một lần vào ngày 7 tháng 7.
Nguồn gốc tên "Thất tịch" của lễ hội Tanabata
Từ đó, tên của lễ hội được viết theo chữ Hán là Thất tịch ("Đêm mồng 7") - nhưng với ý nghĩa đề cao tính bản địa, lễ hội được gọi là "Tanabata" đồng âm với từ "Khung cửi" của Ohirime trong truyền thuyết của Nhật Bản.
Lễ hội Tanabata là một trong những lễ hội truyền thống của Nhật Bản, trong đó mọi người viết mong muốn của họ trên các dải giấy nhỏ và đầy màu sắc và treo chúng lên các nhánh tre. Thuật ngữ Nhật Bản cho các giấy tờ này là tanzaku. Ngoài ra, một số người cũng trang trí các nhánh tre bằng nhiều loại giấy trang trí và đặt chúng bên ngoài nhà của họ.
Lễ hội Tanabata đã trở nên phổ biến rộng rãi trong thời đại Edo. Vào thời điểm này, những cô gái có người yêu đi làm ăn xa đều viết lên những vạt vải hình chữ nhật dài và treo lên những nhánh tre, tựa như những dải ngân hà - gửi thương nhớ và cầu mong ngày sớm được trùng phùng với người thương của họ.
Còn ở Việt Nam, tương truyền nếu ăn đậu đỏ vào ngày Thất tịch sẽ có người yêu đó! Các bạn FA đã thử chưa nè?
Bài viết phổ biến
Xì dầu Nhật Bản khác gì với nước tương Việt Nam?
Với nhiều quốc gia,tương được xem là món ăn quốc hồn, quốc...Xem thêm
Các loại giấm Nhật Bản thông dụng
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng...Xem thêm
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa...
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt...Xem thêm
Dango là gì? Cách làm bánh Dango cực dễ chỉ với...
Dango là một món ăn truyền thống và phổ biến của Nhật Bản được...Xem thêm
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Nghệ thuật tranh khắc gỗ của Nhật Bản Ukiyo-e...
Ukiyo-e là một loại nghệ thuật tranh khắc khắc gỗ của Nhật Bản...Xem thêm
Amaterasu vị thần được người dân Nhật Bản tôn thờ
Thần sai một thần thợ rèn độc nhỡn làm một tấm gương thật...Xem thêm
Khi nhìn thấy Hạc Trắng ở Nhật bạn sẽ là người...
Truyền thuyết “hạc đền ơn” ở Nhật, đó là một con hạc gặp nạn...Xem thêm
Lễ hội Tanabata - Ngày lễ thất tịch Nhật Bản
Lễ hội Tanabata là một trong những lễ hội truyền thống của...Xem thêm
Chiếc khăn Tenugui thần kỳ của xứ anh đào
Chắc hẳn khi nói về văn hóa Nhật Bản chúng ta không thể không...Xem thêm