Thú vị mùa hè Nhật Bản
Mọi người thường hay nói nếu đến Nhật Bản thì hãy tránh xa mùa nóng, thậm chí nếu đến Kyoto mùa hè, du khách còn được khuyên là nhớ mang theo quạt giấy! Nhưng điều gì cũng có cái giá của nó, ngoài cái nóng oi bức ra, mùa hè Nhật Bản còn chứa đựng nhiều điều thú vị khác đáng khám phá.
Mùa hè là mùa trồng lúa cũng là mùa mà đất nước chuyển sang màu xanh, từ màu xanh của lá anh đào, lá phong, cây sồi, hạt dẻ trên rừng núi cho đến màu xanh đậm hơn của những hàng thông xanh và lũy tre nhẹ nhàng phất mình trong gió. Mùa hè cũng là mùa của pháo hoa. Hầu như hàng đêm, mọi người quanh Nhật Bản đều trình diễn bắn những tràng pháo hoa lung linh đầy mùa sắc lên bầu trời.
Nếu như tháng Ba - tháng Tư, mùa Xuân, du khách đến Nhật để được tham dự vào lễ hội hoa anh đào, một trong những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo nhất của xứ sở mặt trời thì tháng Bảy - tháng Tám, mùa Hè, lại là mùa lễ hội pháo hoa, một nét văn hóa độc đáo khác của xứ sở phù tang. Lễ hội pháo hoa ở Nhật thường được tổ chức vào cuối tuần, ở khu vực gần biển, sông hoặc hồ, để mặt nước trở thành tấm gương lớn của tự nhiên phản chiếu ánh sáng của pháo hoa. Cũng giống như trong lễ hội hoa anh đào, người Nhật thường tập trung gia đình, bạn bè và cùng nhau thưởng thức không khí hội hè trong lễ hội pháo hoa.
Vào mùa hè, Nhật Bản trở nên náo nhiệt và nhộn nhịp hẳn lên, Đặc biệt, trong các lễ hội có quy mô lớn, nhiều người thể hiện các điệu múa dân gian và tụ họp khiêu vũ “Bon Odori” để người dân địa phương, bạn bè và du khách thư giãn và giải trí.
Giữa tháng 6: Lễ hội Sanno của Đền Hie ở Tokyo với cuộc diễu hành của đền thờ di động qua các con đường sấm uất của quận Akasaka.
Thứ bảy tuần thứ 2 của tháng 6: Lễ hội Chagu-chagu Umakko hay còn gọi là Lễ hội của những chú ngựa tại Morioka. Tại lễ hội này có màn diễu hành của đoàn ngựa được hóa trang đầy màu sắc.
Ngày 7 tháng 7: Lễ hội Tanabata hay còn gọi là Lễ hội Ngôi sao ở khắp Nhật Bản.
Giữa tháng 7 (15 ngày): Thi đấu Sumo lần 4 ở Nagoya.
Ngày 13-15 tháng 7 (hoặc tháng 8 ở một số nơi): Lễ hội Bon Festival được tổ chức trên khắp cả nước. Nghi lễ tôn giáo được tổ chức để tưởng nhớ người đã khuất. Các điệu múa dân gian Bon Odori được trình diễn để an ủi linh hồn của họ.
Ngày 14 tháng 7: Lễ hội được tổ chức ở Đền Nachi Himatsuri hay còn gọi là Lễ hội Lửa ở Nachi-Katsuura được diễu hành bởi các linh mục mặc áo choàng trắng cầm 12 ngọc đuốc khổng lồ.
Ngày 1-15 tháng 7: Lễ hội Hakata Gion Yamakasa ở đỉnh núi Fukuoka vào ngày 15 với cuộc diễu hành của những cỗ xe rước khổng lồ.
Ngày 1-31 tháng 7: Lễ hội Gion. Đây là lễ hội lớn nhất ở Kyoto tưởng nhớ lại thế kỷ thứ 9. Những chiếc xe rước lơn được trang hoàng rực rỡ diễu hành qua các con đường chính.
hứ bảy cuối cùng của tháng 7: Lễ hội Pháo hoa trên Sông Sumida ở Tokyo.
Tháng 7 hoặc tháng 8: Lễ hội m nhạc Kangensai được tổ chức tại Đền Itsukusima tại Hiroshima, có dàn nhạc và nhảy múa.
Ngày 24 hoặc 25 tháng 7: Lễ hội Tenjin của Đền Temmangu ở Osaka là cuộc diễu hành của các tàu thuyền chở đền thờ di động trên Sông Okawa.
Ngày 1-7 tháng 8: Lễ hội Nebuta Matsuri ở Aomori (ngày 2-7 tháng 8) và Lễ hội Nebuta Matsuri ở Hirosaki (ngày 1-7 tháng 8) với cuộc diễu hành của những chiếc lồng đèn được thắp sáng mô phỏng theo hình của các nhân vật lịch sử hay huyền thoại.
Ngày 3-6 tháng 8: Lễ hội Kanto Matsuri ở Akita là đoàn diễu hành gồm những chàng trai trẻ trổ tài giữ thăng bằng cây tre dài phía trên gắn những chiếc đèn lồng được thắp sáng rực rỡ.
Ngày 5-7 tháng 8: Lễ hội Múa Hanagasa Matsuri ở Yamagata với đoàn diễu hành gồm 10.000 vũ công cùng đội nón rơm truyền thống có trang trí hoa nhân tạo đầy màu sắc tham gia điệu nhảy này.
Ngày 12-15 tháng 8: Lễ hội Khiêu vũ Awa Odori ở Tokushima. Toàn bộ thành phố này sẽ vang lên những âm thanh ca hát và nhảy múa náo nhiệt cả ngày lẫn đêm.
Ngày 16 tháng 8: Lễ hội Daimonji Bonfire trên những ngọn đồi nhìn ra Kyoto.
Lưu ý khi du lịch Nhật vào mùa Hè:
Tháng Bảy và Tám là hai tháng có nhiệt độ và độ ẩm cao nhất trong năm ở Nhật với nền nhiệt độ trung bình 31-32 độ C. Mưa giông thường xuất hiện trong tháng Bảy. Đi lại trong tháng Tám cần lưu ý đặt chỗ sớm vì thời gian này trùng với thời gian nghỉ Hè và du lịch của học sinh Nhật. Đặc biệt trong tháng Tám có ngày lễ trọng dành cho tổ tiên của người Nhật, lễ Obon (13-16/8), là thời điểm bận rộn nhất trong năm đối với ngành vận chuyển.
Bài viết phổ biến
Xì dầu Nhật Bản khác gì với nước tương Việt Nam?
Với nhiều quốc gia,tương được xem là món ăn quốc hồn, quốc...Xem thêm
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa...
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt...Xem thêm
Các loại giấm Nhật Bản thông dụng
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng...Xem thêm
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Dango là gì? Cách làm bánh Dango cực dễ chỉ với...
Dango là một món ăn truyền thống và phổ biến của Nhật Bản được...Xem thêm
Cơm chan nước trà - Cơm trà xanh Ochazuke
Cơm chan nước trà Ochazuke được xem là món cơm trộn phổ biến...Xem thêm
Lễ hội Tanabata - Ngày lễ thất tịch Nhật Bản
Lễ hội Tanabata là một trong những lễ hội truyền thống của...Xem thêm
Thủ đô Nara Nhật Bản đẹp như tranh vẽ, chỉ đứng...
Nếu bạn muốn ghé thăm tất cả trong chuyến du lịch đến thủ đô...Xem thêm
Những biểu tượng đại diện của Nhật Bản
Ngôi đền Itsukushima xây dựng cách đó không xa và cũng “ngâm...Xem thêm
Lễ "Rước của Quý" kỳ lạ của Nhật Bản, bạn sẽ...
Theo truyền thuyết, vào thời kỳ Edo (1603-1867), có một con...Xem thêm