Những công trình kiên cố chịu được động đất mạnh ở Nhật Bản
Là đất nước không được nhiên nhiên ưu ái mà còn phải đối mặt với rất nhiều thiên tai. Đã không ít lần Nhật Bản đã bị tàn phá một cách nặng nề bởi "cơn thịnh nộ" của thiên nhiên. Chính vì điều đó đã khiến các kiến trúc sư phải suy nghĩ và thiết kế các công trình chịu được những tác động, chấn động mạnh mẽ của thiên nhiên. Nhật Bản đã làm cả thế giới ngạc nhiên, vào năm 2011, khi xảy ra động đất 9,0 độ tại miền tây- bắc Nhật Bản thì thủ đô Tokyo cách đó gần 400 km đã bị rung chuyển mạnh, song nhiều tòa nhà tại đây, kể cả tháp Tokyo Skytree cao 634 mét, lúc đó đang xây dựng chưa xong, vẫn không hề hấn gì. Dưới đây là một vài kỹ thuật được áp dụng trong thiết kế xây dựng tại Nhật Bản để phòng tránh động đất.
Hình ảnh đồ sộ và kiên cố của tháp SkyTree thủ đô Tokyo bên cạnh khu trung tâm đông đúc, nhộn nhịp.
– Những biện pháp đơn giản. Gia cố các bức tường và tường chịu lực. Gia cố các cây cầu bằng cách bao quanh trụ cầu bằng những vòng xích kim loại. Sau trận động đất vào tháng 3-2011, nhiều trường học tại Nhật đã được gia cố thêm bằng cách dùng những cấu trúc kim loại hình chữ thập gắn thêm vào các cửa sổ. Những thiết kế chữ thập màu trắng này hiện đang được trông thấy tại nhiều nơi ở thủ đô Tokyo.
– Thiết kế đặc biệt cho các tòa nhà tháp. Mục đích là để hấp thụ lực tác động và giảm thiểu tối đa những chuyển động rung lắc giữa các tầng lầu. Khi có động đất cường độ mạnh, tòa nhà có thể đong đưa qua lại với biên độ lớn như một đồng hồ quả lắc và chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng những rung lắc nội tại của tòa nhà đã bị triệt tiêu. Một kỹ thuật khác rất phổ biến tại Tokyo là triệt tiêu lực tác động bằng chất lỏng (dầu bôi trơn), một dạng cấu trúc như những piston lớn. Một dẫn chứng là tòa tháp Mori cao 238 mét với 53 tầng và 6 tầng hầm của khu phức hợp Roppongi Hills tại Tokyo.
Tháp Mori với kết cấu và cấu trúc vô cùng vững chãi.
– Những công nghệ khác. Những cấu trúc chống động đất bằng cao su, dạng những ống giảm xóc khổng lồ được lắp đặt bên dưới những tòa nhà để hút lực tác động khi nền đất rung chuyển. Ông Kenji Sawada, giám đốc điều hành của Japan Society of Seismic Isolation giải thích: “Cấu trúc này thường được sử dụng cho các tòa nhà thấp hoặc có chiều cao trung bình, như những khu chung cư chẳng hạn, chứ không sử dụng cho các tòa nhà cao tầng uyển chuyển hơn. Tuy nhiên, song song đó cũng phải cần đến các biện pháp gia cố bằng các thanh đà ngang và khung kim loại”.
Ngôi đền Horyuji được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm và cấu trúc của những người xưa.
– Kinh nghiệm của người xưa. Tháp Tokyo Skytree hiện đại nhưng được ứng dụng một thiết kế cổ xưa của ngôi đền Horyuji có từ thế kỷ thứ 7 tại cố đô Nara. Cấu trúc đền có 5 tầng làm bằng gỗ, cột trụ chính chỉ được gắn vào tầng trên cùng của đền và tách rời ra khỏi các tầng bên dưới.
Bài viết phổ biến
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa...
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt...Xem thêm
Các loại giấm Nhật Bản thông dụng
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng...Xem thêm
Xì dầu Nhật Bản khác gì với nước tương Việt Nam?
Với nhiều quốc gia,tương được xem là món ăn quốc hồn, quốc...Xem thêm
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Nghệ thuật tranh khắc gỗ của Nhật Bản Ukiyo-e...
Ukiyo-e là một loại nghệ thuật tranh khắc khắc gỗ của Nhật Bản...Xem thêm
Cách làm cơm bò Gyudon kiểu Nhật chuẩn không...
Trong các món ăn về thịt bò của Nhật, có một món mà ngon, dễ...Xem thêm
Những biểu tượng đại diện của Nhật Bản
Ngôi đền Itsukushima xây dựng cách đó không xa và cũng “ngâm...Xem thêm
Tori no karaage - Gà chiên kiểu Nhật siêu giòn...
Tori no karaage hay còn được gọi tắt là Karaage, một món ăn vô...Xem thêm
Cơm chan nước trà - Cơm trà xanh Ochazuke
Cơm chan nước trà Ochazuke được xem là món cơm trộn phổ biến...Xem thêm
Kỳ Giông khổng lồ của Nhật Bản - Nghe tên đáng...
Ōsanshōuo (オオサンショウウオ/大山椒魚?), nghĩa là "cá sơn tiêu lớn". Vì...Xem thêm