Món Nhật Bản


Khám phá về nguồn gốc cây Bonsai bay lơ lửng trên không trung ( Phần 1)

Bonsai (tiếng Nhật: 盆栽; Hán-Việt: bồn tài, nghĩa là "cây con trồng trong chậu") là loại cây cảnh nhỏ có dáng cổ thụ trồng trong chậu cảnh.Bonsai có nguồn gốc từ núi cao Trung Quốc và sau đó nó được phổ biến sang Nhật Bản và Hàn Quốc và khi họ phát hiện trên núi có các cây nhỏ mọc hoang dã giống cây cổ thụ, có sức sống mãnh liệt trong mọi điều kiện khó khăn, sau đó người ta đem nó về trồng trong chậu nhỏ và cắt tỉa làm dáng cho đẹp hơn.Chỉ với những nguyên liệu cơ bản là đất, đá, sỏi, cỏ, cây - tất cả dồn hết vào cái chậu cảnh con con, cộng thêm công phu chăm sóc, cắt tỉa cùng thời gian nuôi dưỡng năm này qua tháng nọ để cây hình thành nên dáng thể cổ phác, già nua theo tuổi tác nhưng mạnh mẽ cùng thời gian, tái hiện được một cảnh quan tự nhiên nhưng thu gọn trong chiếc chậu nhỏ, vậy là thành Bonsai.Trong tiếng Nhật, "Bon" có nghĩa là cái chậu, khay đựng.

nghệ thuật thượng lưu

nghệ thuật thượng lưu

 "Sai" có nghĩa là cái cây, việc trồng cây. Bonsai nghĩa là những cái cây được đựng trong chậu, khay và được người trồng dùng các dụng cụ đặc biệt để cắt, tỉa, tạo dáng.Bonsai mang hình dạng của một cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi nhưng được thu nhỏ bằng những kỹ thuật rất cao, các nghệ nhân Bonsai đã biến những cây vô tri vài năm tuổi trở thành cây cổ thụ tí hon với nhiều hình dáng và ý nghĩa khác nhau. Đối với những nghệ nhân này, mỗi cây Bonsai là một tác phẩm nghệ thuật.Người ta dễ dàng nhận biết được tính tình của một con người qua cây cảnh người ấy trồng. Người chơi cây cảnh loại này phải là những tay làm vườn lành nghề, say mê trong nghề và khiếu thẩm mỹ cao.

nghệ thuật thượng lưu

nghệ thuật thượng lưu

Ở Nhật Bản, nghệ thuật Bonsai (Bồn tài - cây kiểng trồng chậu) thường gắn liền với đời sống tinh thần của các võ sĩ đạo (Samurai). Chuyện dân gian Nhật Bản thuật lại rằng: hồi thế kỷ 14, có một vị Samurai nghèo khó đã không ngần ngại hi sinh ba cây Bonsai của mình làm chất đốt sưởi ấn cho một vị thiên sư lỡ đường trong đêm đông lạnh giá. Tích truyện ấy trở nên rất nổi tiếng và thường được diễn lại trong các vở kịch Nô - một đại diện cho nền mỹ học Nhật Bản - cho đến tận hôm nay. Sự ra đời của Bonsai thường gắn liền với Mạc Phủ (Bafuku) đầu tiên trong lịch sử Nhật là Kamakura (Liêm Thương) do tướng quân Minamoto Yoritomo lập ra từ năm 1192, đây cũng là thời kỳ Phật giáo thuộc hai tông phái Jodo Shu và Zen phát triển mạnh. 

nghệ thuật thượng lưu

nghệ thuật thượng lưu

Khi đó, các thiền sư thuộc tông phái Zen (thiền tông) sống trong tu viện, thường tìm kiếm vẻ đẹp tự nhiên bằng cách đem cây cối về trồng trong chậu, chăm chút và nuôi dưỡng theo lối rút gọn thước tấc và kích cỡ, cho cây phát triển vẻ đẹp trong phạm vi giới hạn, như một không gian vũ trụ thu nhỏ, gọi là Hachi no Ki (cây trong chậu), đến năm 1800 được gọi thành Bonsai - kiểng trồng chậu. Thú chơi Bonsai từ đó dần lan tỏa khỏi phạm vi tu viện sang giới quý tộc, võ sĩ Samurai, và trở thành một bộ môn nghệ thuật độc đáo, gắn liền với những nét văn hóa truyền thống đạm bản sắc Nhật Bản.

nghệ thuật thượng lưu

nghệ thuật thượng lưu

Năm 1989, một hội nghị Bonsai thế giới tổ chức tại thành phố Omiya (nay là Saitama) đã khai sinh ra Hiệp hội hữu nghị Bonsai thế giới. Kể từ đó, môn chơi Bonsai kiểu Nhật ngày càng lan rộng và được thế giới ưa chuộng, trong đó có Việt Nam chúng ta.Phong cách chơi Bonsai Nhật Bản có những đặc điểm riêng, có cây Bonsai chỉ nhỏ bằng lòng bàn tay, nhưng cũng có những cây cao hàng mét, được người Nhật phân chia ra các dáng thế cơ bản: Chokkan (dáng trực - thể thẳng đứng), Moyogi (dáng trực tự do), Sakan (thế nghiêng), Kengai và Han Kengai (thế tác đổ và nửa thác đổ), Sekijoju (rễ phủ trên đá), Ishizuke (rễ trong đá), Hokidachi (dáng chổi), Ikadabuki (thể song thụ, tam thụ)...

nghệ thuật thượng lưu

nghệ thuật thượng lưu

Theo người Nhật, bất cứ việc gì muốn được xem là toàn thiện thì không những phải hội đủ các đặc tính vật chất, mà còn mang một tính chất không thể cân lường, không thể nhìn thấy, hướng về cõi vô hình. Người Nhật gọi tên là "sabi". Thuật ngữ "sabi" thật khó dịch ra đúng nghĩa. Có người tạm dịch là "patine", tức là lớp meo mốc, rêu phong, bám vào vật bằng đồng cũ, vào tấm bia cổ. Nhưng "sabi" lại có tính chất tinh tế hơn. Những bậc thầy về Bonsai có nhiều bí quyết để tạo ra nét rêu phong như thế.Một cây cảnh toàn hảo không mang dấu vết gì, kể cả những vết uốn nắn mà nó phải trải qua. Nghệ thuật Bonsai trọng về tự nhiên, vỏ cây sần sùi, lồi lõm không đều, mặc dù phủ lớp rêu phong, nhưng phải là không có sự chắp nối, chiết cắt. Những cành vô dụng phải được cắt bỏ đi từ khi mới nhú ra. Tất cả thành phần trong cây cảnh phải hoà hợp, cành không nên già hơn rễ, rễ không già hơn cành. Đầu cây càng già thì càng tròn, trông giống như cái tán. Trái lại cây còn non thì đầu nhọn, được hiểu như tham vọng chưa được thoả mãn, trông thật trơ trẻn. Cũng như người, đến một lúc nào, cây cũng phải biết "an phận" của mình. Không gì khó coi hơn, một cây đã già nua mà "không biết nhẫn", cứ chìa đầu ra, hếch mặt lên trời. Đó là mất quân bình. Cũng là kém khôn ngoan, đã chống lại minh triết của tạo hoá.

nghệ thuật thượng lưu

nghệ thuật thượng lưu

 Chơi cây cảnh phải hiểu nguyên tắc nầy. Muốn tạo cho phần trên cùng của cây bé nhỏ có dáng tròn xinh xắn, cần phải tác động bằng nhiều cách. Hiệu quả tốt nhất là độ cạn của chậu. Các cành đều lệ thuộc ít nhiều vào rễ, vì rễ nuôi cành. Rễ đâm thẳng xuống, thì đầu cây phải nhọn. Rễ đâm ngang thì đầu bằng.Khi mùa đông đến, người ta bứng cây ra đặt xuống đất trong vườn theo phương pháp hồi xuân, những cành trên thường chỉa lên trời vì rễ đâm xuống. Như thế có thể tạo nên tán tròn. Với những ý niệm kể trên, một cây cổ thụ hoàn toàn lý tưởng trong Bonsai phải thể hiện được thế quân bình thiêng liêng trong vũ trụ. Đầu trên của cây hơi cong tròn, trông vẻ khiêm tốn. Tuy nhiên, người ta cũng thấy đột phá một vài cây cổ thụ có những cành bên trên ngả mạnh về sau. Trông tưởng như những trận cuồng phong làm cho xô dạt về một phía. Đó là thể hiện số phận khổ đau của những người không muốn an phận, thủ thường.Trồng cây cảnh thu nhỏ là một nghệ thuật ít tốn kém mà một người kéo xe hay một người giàu có, dòng dõi quý tộc đều có thể thực hành được.

nghệ thuật thượng lưu

nghệ thuật thượng lưu

5,920 chars | 2017/11/28 03:08

Xem thêm bài viết liên quan

Làm thế nào để ăn ở một nhà hàng tại Nhật

Làm thế nào để ăn ở một nhà hàng tại Nhật

15/08/2017, Kiến thức về Du lịch
Nhật Bản có rất nhiều nhà hàng có nhiều món ăn vô tận. Trong khi mỗi nơi khác nhau, những điểm sau đây sẽ giúp cho việc ăn uống tại Nhật Bản trở thành một trải nghiệm thú vị.
Cách phòng tránh và đi du lịch mùa Corona

Cách phòng tránh và đi du lịch mùa Corona

28/02/2020, Kiến thức về Du lịch
Vào thời điểm dịch bệnh đang bùng phát thì việc đi du lịch mùa Corona giữa các nước đang được kiểm soát một cách nghiêm ngặt. Vì sân bay là chốn đông người ra vào nhất dễ lây bệnh nhất nên hôm nay monnhatban.com sẽ chỉ cho bạn một số mẹo bảo vệ bản thân khi đi du lịch mùa Corona và những nơi nên ...
Kiến thức khi đi du lịch nhật bản

Kiến thức khi đi du lịch nhật bản

13/07/2017, Kiến thức về Du lịch
Một đất nước có sức lôi cuốn kì đặc biệt với du khách trên toàn thế giới, và vô số điều để cư dân thế giới học hỏi như : Thái độ sống, tính cầu tiến, tự tôn, ý thức cộng đồng, ý thức công cộng và tinh thần đoàn kết và đặc biệt là kỷ luật rất cao.
Trải nghiệm suối nước nóng (onsen) phần 2

Trải nghiệm suối nước nóng (onsen) phần 2

28/12/2017, Kiến thức về Du lịch
Tắm onsen ở Nhật, bạn nghĩ ngay đến những bộ phim cổ trang chiếu đầy trên truyền hình Việt Nam, tái hiện hình ảnh vua chúa ngâm cơ thể trong hồ đầy hương hoa, thảo dược. Làm sao dân chúng có điều kiện trải nghiệm đẳng cấp như vậy? Giờ đây, chính bạn sẽ thấy mình không khác những ông bà hoàng giữa...
Hồ ly tinh có thực sự tinh ranh như trong truyền thuyết của Nhật Bản??

Hồ ly tinh có thực sự tinh ranh như trong truyền thuyết của Nhật Bản??

24/11/2017, Kiến thức về Du lịch
Cửu vĩ hồ (chữ Hán: 九尾狐), thông thường gọi Cáo chín đuôi hay Hồ ly chín đuôi, là một trong những hình dạng tiêu biểu nhất của loài hồ ly tinh, một trong những loại yêu tinh phổ biến và nổi tiếng nhất trong văn hóa các nước Đông Á.Hình tượng cửu vĩ hồ trở nên rất phổ biến từ xa xưa trong thần thoạ...
''Minshuku'' nhà khách truyền thống của Nhật Bản

''Minshuku'' nhà khách truyền thống của Nhật Bản

22/11/2017, Kiến thức về Du lịch
Các Minshuku phòng khách truyền thống, thường được quản lý bởi một gia đình. Những cơ sở này hấp dẫn khách du lịch muốn nghỉ ngơi yên tĩnh theo phong cách Nhật Bản.
Các phương tiện giao thông thường dùng ở Nhật Bản

Các phương tiện giao thông thường dùng ở Nhật Bản

16/11/2017, Kiến thức về Du lịch
Nhật Bản rất dễ dàng để có được những phương tiện xung quanh và thường không cần thiết phải có một chiếc xe. Nhiều thành phố lớn của Nhật Bản cung cấp mạng lưới giao thông công cộng hiệu quả. Tất cả đều được kết nối bởi tàu chìm Shinkansen (tàu chở hàng Nhật Bản).
Thích thú với những chuyến tàu vô cùng dễ thương và ấn tượng ở Nhật Bản

Thích thú với những chuyến tàu vô cùng dễ thương và ấn tượng ở Nhật Bản

12/05/2017, Kiến thức về Du lịch
Với những điều kiện sẵn có Nhật Bản đã sáng tạo nên một điều kì diệu chính là kết hợp giữa các chuyến tàu lửa vô cùng hiện đại và hình ảnh các nhân vật trong truyện tranh lại với nhau. Ngày nay để những chuyến đi...
Những công trình kiên cố chịu được động đất mạnh ở Nhật Bản

Những công trình kiên cố chịu được động đất mạnh ở Nhật Bản

02/06/2017, Kiến thức về Du lịch
Thiết kế đặc biệt cho các tòa nhà tháp. Mục đích là để hấp thụ lực tác động và giảm thiểu tối đa những chuyển động rung lắc giữa các tầng lầu. Khi có động đất cường độ mạnh, tòa nhà có thể đong đưa qua lại với biên độ lớn như một đồng hồ quả lắc và chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng ...
Những loài động vật siêu đáng yêu chỉ có ở Nhật Bản

Những loài động vật siêu đáng yêu chỉ có ở Nhật Bản

09/06/2017, Kiến thức về Du lịch
Thỏ nâu (hay còn gọi là “thỏ khóc”) là một phân loài nhỏ đặc biệt của của loài thỏ mà có thể tìm thấy ở bất cứ đâu ở châu Á và thế giới. Những chú thỏ mũm mĩm, dễ thương này được cho là nguồn cảm hứng để sáng tác nên nhân vật Pikachu huyền thoại trong truyện Pokemon...