Hồ ly có thực sự tinh ranh như truyền thuyết, cùng nhau trải nghiệm làng Hồ ly tại Nhật Bản Phần 3
Từ những giai thoại thần kỳ ngày xưa, rất nhiều tác giả Nhật Bản ngày nay đã đưa hình tượng hồ ly vào trong các tác phẩm của họ, và chính những nhận vật ấy cũng chiếm được rất nhiều tình cảm từ phía người hâm mộ hinh tượng hồ ly trong các bộ phim hoạt hình anime của nhật, người Nhật Bản còn tổ chức những lễ hội hồ ly (Kitsune no Yomatsuri) nhằm tôn vinh một nét văn hóa dân gian đặc sắc của đất nước họ. Đến với lễ hội, ai nấy đều khoác lên mình những bộ trang phục cực kì xinh đẹp, mặt đeo những chiếc mặt nạ hồ ly cách điệu đủ màu sắc, có người còn cầm thêm lồng đèn giống như trong các câu chuyện thần thoại đã miêu tả.
Đời sống văn hóa của người Châu Á, điển hình là người Nhật Bản thật sự rất đa dạng. Từ cổ chí kim, người Nhật đã và vẫn luôn gửi gắm niềm tin của họ vào đất trời, vào những loài vật linh thiêng mà tạo hóa đã ban tặng hồ ly đã trở thành một biểu tượng quan trọng trong nền văn hóa dân gian Nhật Bản, góp phần giúp đời sống tinh thần của người dân xứ sở hoa anh đào trở nên phong phú và có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Ngôi làng Zao Kitsune ở tỉnh Miyagi, Nhật Bản thu hút rất nhiều du khách tới tham quan với hàng trăm cá thể cáo hoang dã nhưng lại rất thân thiện với con người.Cáo vốn được xem là biểu tượng của sự thông minh và tinh quái, thậm chí trong dân gian còn lưu truyền sự tích về loài "hồ ly 9 đuôi" nhiều tài phép và có thể gây hại cho con người.
Tuy nhiên, tại Nhật Bản, quốc gia nổi tiếng yêu mến động vật lại có một ngôi làng đặc biệt dành riêng cho loài vật này. Tại đây, du khách không chỉ được thỏa thích ngắm nhìn hàng trăm cá thể cáo hoang dã được thả rông mà còn có thể chạm vào những con vật đáng yêu hoặc đút thức ăn cho chúng. Làng Zao Kitsune được thành lập tại Shiroishi, một thành phố thuộc tỉnh Miyagi, Nhật Bản vào khoảng đầu năm 1990 và tồn tại cho đến tận bây giờ. Ban đầu, nơi đây là khu bảo tồn dành riêng cho loài cáo với nhiều loài quý hiếm như: cáo đỏ, cáo tuyết, cáo bạch kim, cáo bạc.
Trong văn hóa của người Nhật, cáo là loài động vật tinh nhanh và thông minh. Ngoài ra, loài cáo còn tượng trưng cho sự may mắn và cáo tuyết là linh vật đại diện của thần Inari Okami, vị thần bảo hộ nông nghiệp, thương nghiệp, rượu sake và trà.Không chỉ nổi tiếng qua những địa danh độc đáo như đảo thỏ, đảo mèo hay các câu chuyện du lịch liên quan đến thú cưng, Nhật Bản còn có một ngôi làng đầy cáo với 6 loại khác nhau ở Miyagi. Ngôi làng đặc biệt này mở cửa từ 9 giờ sáng tới 4 giờ chiều với giá vé 700 yên/người (tương đương 127 nghìn đồng). Du khách tới đây có thể chạm vào những chú cáo hoặc mua những gói thức ăn có giá 100 yên (tương đương 18 nghìn đồng) rồi đút cho những con vật đáng yêu, tuy nhiên, các du khách cũng được khuyến cáo nên đeo găng tay bảo vệ vì những chú cáo ở đây đều chưa được thuần chủng.bạn có thể đi tàu điện đến đây.
Tuy nhiên, phải mất 20-30 phút đi xe vào làng từ ga Shiroishi bằng otoi hoặc taxi. Con đường đến làng cũng rất nhiều phong cảnh đẹp và thú vị, đặc biệt là khi thu đến có thể nhìn thấy những chiếc lá mùa thu vàng hoặc đỏ sậm khắp các cánh rừng. Phần chính của làng cáo là thông qua một cửa chính. Khu vực này những con cáo có thể đi xung quanh toàn bộ khu vực tự do. Có rất nhiều cây cối và bụi rậm, và bạn có thể cảm thấy như bạn đang ở trong cánh đồng hoang. Hầu hết những con cáo đang ra đây, tất cả các giống và màu sắc. Một số sẽ leo lên cho bạn với sự tò mò, và những con khác sẽ bỏ chạy. Nhiều con đang ngủ hay nghỉ ngơi cũng rất dễ thương. Sau khi cho ăn, những con cáo có thể theo bạn trong một thời gian, hy vọng để được ăn thêm. Bạn có thể gần gũi với những con thú tuy nhiên cũng phải cẩn thận vì chúng là động vật hoang dã và có thể cắn bạn. Một số trong đó cảnh giác và sẽ tránh xa bạn. Có ít hoặc không có sự giám sát của nhân viên trong khu vực này, vì vậy phải rất thận trọng.
Bài viết phổ biến
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa...
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt...Xem thêm
Các loại giấm Nhật Bản thông dụng
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng...Xem thêm
Xì dầu Nhật Bản khác gì với nước tương Việt Nam?
Với nhiều quốc gia,tương được xem là món ăn quốc hồn, quốc...Xem thêm
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Nghệ thuật tranh khắc gỗ của Nhật Bản Ukiyo-e...
Ukiyo-e là một loại nghệ thuật tranh khắc khắc gỗ của Nhật Bản...Xem thêm
Cách làm cơm bò Gyudon kiểu Nhật chuẩn không...
Trong các món ăn về thịt bò của Nhật, có một món mà ngon, dễ...Xem thêm
Những biểu tượng đại diện của Nhật Bản
Ngôi đền Itsukushima xây dựng cách đó không xa và cũng “ngâm...Xem thêm
Tori no karaage - Gà chiên kiểu Nhật siêu giòn...
Tori no karaage hay còn được gọi tắt là Karaage, một món ăn vô...Xem thêm
Cơm chan nước trà - Cơm trà xanh Ochazuke
Cơm chan nước trà Ochazuke được xem là món cơm trộn phổ biến...Xem thêm
Kỳ Giông khổng lồ của Nhật Bản - Nghe tên đáng...
Ōsanshōuo (オオサンショウウオ/大山椒魚?), nghĩa là "cá sơn tiêu lớn". Vì...Xem thêm