Món Nhật Bản


Hồ ly tinh có thực sự tinh ranh như trong truyền thuyết của Nhật Bản??

Trong quan niệm dân gian của người Nhật Bản, luôn tồn tại những loài vật có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tâm linh của họ, một trong số đó chính là loài hồ ly (kitsune). Vậy hồ ly đóng vai trò gì trong văn hóa tâm linh của người Nhật Bản? Theo quan niệm của người Nhật, hồ ly được cho là những con cáo đã trải qua tu luyện thành tinh, chúng rất thông minh và chỉ đứng sau loài người, bên cạnh đó chúng còn biết nhiều phép biến hóa, trải qua thời gian tu luyện càng lâu thì chúng đặc biệt càng thông minh và càng có nhiều đuôi.

Hồ ly tinh (Cửu vĩ hồ), thông thường gọi Cáo chín đuôi hay Hồ ly chín đuôi, là một trong những hình dạng tiêu biểu nhất của loài hồ ly tinh, một trong những loại yêu tinh phổ biến và nổi tiếng nhất trong văn hóa các nước Đông Á.

Hình tượng cửu vĩ hồ trở nên rất phổ biến từ xa xưa trong thần thoại Trung Quốc, được cho là có từ tận thời Tiên Tần, khoảng đời nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Đặc biệt, qua tác phẩm Phong thần diễn nghĩa, nhân vật Đát Kỷ được cho là do cửu vĩ hồ hóa thân thành, cùng với sự nổi tiếng nhanh chóng của Đát Kỷ càng khiến hình tượng của Cửu vĩ hồ bất tử trong nghệ thuật.

Hồ ly có thực sự tinh ranh

Một số truyền thuyết về hồ ly tinh ở Nhật Bản

Cùng với sự phổ biến rộng rãi trong nghệ thuật và yếu tố dân gian, các truyền thuyết về Cửu vĩ hồ cũng được thêu dệt và lưu truyền sang Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản. Tại Nhật Bản, cửu vĩ hồ được gọi là Kitsune.

Vào thời kỳ Muromachi, Otogizōshi đã viết và sưu tập các câu chuyện về Tamamo-no-Mae (kỹ nữ của Thiên Hoàng Konoe), và nó cũng được Toriyama Sekien đề cập đến trong quyển sách Konjaku Hyakki Shūi (có nghĩa là Minh Họa Một Trăm Con Quỷ Từ Hiện Tại Và Quá Khứ).

Hồ ly có thực sự tinh ranh

Tamamo-no-Mae là một kỹ nữ có dung mạo tuyệt thế và cực kỳ thông minh của Thiên hoàng Konoe. Nhưng cô đã khiến cho Thiên hoàng trở nên rất ốm yếu, sau khi Abe no Yasuchika (một âm dương sư đa tài thời Heian) đến để chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng sức khỏe kém của Thiên hoàng, cô đã bị người này đuổi đi vì Abe no Yasuchika đã khám phá ra bản chất thực sự của Tamamo-no-mae là một con Hồ ly tinh. Một vài năm sau đó, trong khu vực Nasu, người ta đã trông thấy Hồ ly tinh ăn thịt các phụ nữ và lữ khách.

Thiên hoàng Konoe do đó đã sai Kazusa-no-suke và Miura-no-suke cùng 8 vạn quân đi giết hồ ly tinh. Cuối cùng, hồ ly tinh đã bị giết chết trên các đồng bằng của Nasu và nó hóa thân thành một tảng đá gọi là "sesshoseki" (Sát Sinh thạch). Tảng đá này liên lục thoát ra khí độc, giết chết tất cả mọi sinh vật mà nó tiếp xúc. Tảng đá được xem là đã bị phá hủy trong thời kỳ Nam-Bắc triều, và các mảnh đá của nó đã bay đến các phần khác nhau tại Nhật Bản.

Hồ ly có thực sự tinh ranh

Trong câu chuyện, bức tranh ukiyoe mà nghệ thuật gia Hokusai thuật lại, được hình thành vào thời kỳ Edo, cửu vĩ hồ chiếm hữu thân thể Đát Kỷ song sau đó đã không bị giết chết, thay vào đó nó chạy trốn đến Ma Kiệt Đà ở Thiên Trúc (Ấn Độ cổ đại). Ở đó, cửu vĩ hồ trở thành thiếp của một vương tử, khiến ông hạ lệnh cho chém đầu 1000 nam giới. Sau đó, nó lại bị đánh bại, và phải chạy trốn khỏi nước này.

Khoảng năm 753 TCN, hồ ly tinh lại biến thành một thiếu nữ 16 tuổi tên là Wakamo, nó đã lừa phỉnh Kibi Makibi, Abe no Nakamaro, và nhà sư Giám Chân; và đã lên con tàu đoàn sứ thần Nhật Bản đến triều Đường khi con tàu chuẩn bị quay trở về Nhật Bản.

Năm 1113, Sakabe Yukitsuna (坂部行綱), một samurai không có gia đình, đã gặp một bé gái bị bỏ rơi là Mizukume - mà thực ra là hồ ly tinh biến thành, và đã nuôi đứa bé này trong 17 năm. Vào năm 18 tuổi, cô gái đổi tên thành Tamamo-no-Mae, bước vào hoàng cung và mê hoặc Thiên hoàng Konoe). Cửu vĩ hồ ly có một viên ngọc gọi là hoshi no tama (ほしのたま?, quả cầu ngôi sao).

Truyền thuyết miêu tả viên ngọc của Hồ ly tinh phát sáng với ngọn lửa hồ ly. Một số câu chuyện cho rằng nó thực sự là viên ngọc trai hoặc đá quý ma thuật. Khi trong hình dạng thực, cửu vĩ hồ giữ viên ngọc trong miệng hoặc trên chiếc đuôi của nó. Viên ngọc ấy chứa sức mạnh huyền bí và linh hồn của cửu vĩ hồ, nếu không có viên ngọc cửu vĩ hồ sẽ chết. Nếu một người nào đó có được viên ngọc ấy thì có thể trao đổi và được giúp đỡ bởi cửu vĩ hồ.

Hồ ly có thực sự tinh ranh

Người Nhật đã tích lũy khá nhiều kinh nghiệm dân gian phong phú, đồng thời nhận thực được hồ ly tinh được chia thành hai dạng nhất định: hồ tiên Zenkou và dã hồ Yakou. Nói một cách rõ ràng hơn, Zenkou là loài vật linh thiêng có thể trấn áp tà khí, mang đến điềm lành. Ngược lại, dã hồ Yakou sẽ mang đến điềm dữ vì chúng có khả năng mê hoặc lòng người, là kẻ đầu sỏ gây ra vạn điều tai ương.

Sự khác nhau của hồ tiên Zenkou và dã hồ Yakou

Theo lời kể trong câu truyện của người xưa về Youkai (yêu tinh), Dã hồ thường có bộ lông đỏ như máu, gương mặt hung tàn và quỷ quyệt. Chúng thường biến hóa thành phụ nữ để mê hoặc trêu ghẹo người thường, nhất là những người đàn ông háo sắc, thậm chí chúng còn có thể giết chết họ. Dã hồ còn rất giỏi thuật thôi miên, chúng có thể tạo ra ảo ảnh để đánh lừa con người.

Ngoài ra Dã hồ còn rất mưu mô và xảo quyệt, sẵn sàng làm mọi thứ để giành được thứ chúng muốn. Chúng thường tìm cách đòi hỏi con người phải cống hiến lương thực, xây dựng đền thờ để cung phụng chúng. Nếu không ai nghe lời sẽ bị Dã hồ mê hoặc và điều khiển khiến họ trở nên điên dại.

Hồ ly có thực sự tinh ranh

Theo tín ngưỡng dân gian của người Nhật, hồ tiên Zenkou là linh vật tượng trưng và là sứ giả của vị thần nông Đạo Hà (Inari). Thần Đạo Hà thường xuất hiện dưới hình hài của một vị lão nhân, đôi khi còn là dáng dấp của một thiếu nữ. Đi bên cạnh ngài bao giờ cũng là một con hồ tiên có màu trắng (cáo tuyết). Một số khác còn cho rằng vì loài gặm nhấm ăn ngũ cốc mà loài này lại chính là thức ăn của hồ ly, nên thần Zenkou chính là linh vật bảo hộ lúa gạo.

Đó cũng là lí do mà người Nhật thường hay lui đến các đền thờ để cúng bái thần Zenkou nhằm mong ước một cuộc sống khỏe mạnh, ấm no và sung túc hơn. Người ta còn tin rằng thần Đạo Hà và Zenkou của ngài rất thích ăn đậu hũ chiên, cho nên một số người đến viếng đền còn mang theo đậu hũ chiên làm lễ vật. Đó cũng là lí do mà món đậu hũ chiên ở Nhật có tên gọi là Kitsune (hồ ly).

Như bạn thấy, hồ ly tinh cũng có xấu và tốt. Không phải tất cả đều tinh ranh như trong phim ảnh thường thấy!

6,130 chars | 2017/11/24 10:09

Xem thêm bài viết liên quan

''Minshuku'' nhà khách truyền thống của Nhật Bản

''Minshuku'' nhà khách truyền thống của Nhật Bản

22/11/2017, Kiến thức về Du lịch
Các Minshuku phòng khách truyền thống, thường được quản lý bởi một gia đình. Những cơ sở này hấp dẫn khách du lịch muốn nghỉ ngơi yên tĩnh theo phong cách Nhật Bản.
Những bảo tàng lịch sử nổi tiếng ở Nhật Bản

Những bảo tàng lịch sử nổi tiếng ở Nhật Bản

12/04/2017, Kiến thức về Du lịch
Bảo tàng Sengukan là nơi để khách du lịch tham quan và tìm hiểu việc xây dựng miếu thờ thần Ise linh thiêng. Được xây dựng vào mùa xuân năm 2012, bên trong bảo tàng có triển lãm 1 bản sao của ngôi đền cũng như các mô hình của khu thờ chính...
Góp nhặt những suối nước nóng tốt nhất Nhật Bản (Phần1)

Góp nhặt những suối nước nóng tốt nhất Nhật Bản (Phần1)

12/04/2017, Kiến thức về Du lịch
Jizonoyu là một trong những ngôi nhà tắm của vùng Kusatsu. Nó nằm ở vị trí chỉ cần 5 phút đi bộ dọc theo một vài con đường bên cạnh của Yubatake . Thường xuyên được người dân địa phương sử dụng, các phòng tắm nhỏ, tách biệt theo giới tính được đổ đầy nước rất nóng trước tòa nhà và mỗi phòng có kh...
Trải nghiệm suối nước nóng (onsen) phần 1

Trải nghiệm suối nước nóng (onsen) phần 1

28/12/2017, Kiến thức về Du lịch
Nhật Bản được xem là một trong những quốc gia có nguồn suối nước nóng (người Nhật gọi đó là các "Onsen") dồi dào nhất trên thế giới: trên khắp chiều dài Nhật Bản có khoảng 150 suối nước nóng và 1400 các nhánh suối nhỏ. Ngâm mình trong các suối nước nóng với nhiệt độ khoảng từ 25°C à 60°C hay có n...
Thời điểm nào du lịch Nhật Bản là thích hợp ? (phần 1)

Thời điểm nào du lịch Nhật Bản là thích hợp ? (phần 1)

20/09/2017, Kiến thức về Du lịch
Từ đầu tháng 6, mùa mưa (tsuyu) ghé thăm hầu hết các vùng của Nhật Bản trừ Hokkaido. Mặc dù trời không mưa mỗi ngày nhưng thời tiết có xu hướng u ám và ảm đạm. Thời gian và cường độ của mùa mưa có thể thay đổi khá mạnh mẽ từ năm này sang năm khác. Các khu nghỉ mát suối nước nóng như Hakone và đề...
Nhật Bản, những điều nên thử lúc về đêm (Phần 2)

Nhật Bản, những điều nên thử lúc về đêm (Phần 2)

26/04/2017, Kiến thức về Du lịch
Yakatabune là một phong cách truyền thống của Nhật Bản trên sông dành cho các tầng lớp quí tộc. Với nội thất Nhật Bản là sàn tatami . Du lịch trên biển ăn tối Yakatabune có sẵn tại nhiều địa điểm ở Nhật Bản. Du lịch trên biển của vịnh Tokyo đặc biệt phổ biến và thường bao gồm nomihoudai...
Một vòng Nhật Bản dịp năm mới

Một vòng Nhật Bản dịp năm mới

10/01/2018, Kiến thức về Du lịch
Một số đền thờ và đền thờ nổi tiếng nhất như Toà Meiji ở Tokyo, Fushimi Inari Taisha của Kyoto, Sumiyoshi Taisha của Osaka và Tsuruoka Hachimangu của Kamakura, thu hút hơn một triệu du khách trong những ngày đầu tiên của năm mới. Du khách đều rất mong đợi, và xếp hàng trong hơn một giờ tại b...
Mùa hoa mận Nhật Bản

Mùa hoa mận Nhật Bản

24/04/2017, Kiến thức về Du lịch
Hoa mận thường nở rộ kéo dài từ đâu tháng 2 đến giữa tháng 3. Hoa anh đào lại bắt đầu từ cuối tháng ba đến hết tháng 4, đây quả là khoảng không gian vô cùng yêu thích của những người thích ngắm hoa. Đồng thời đấy cũng chính là cách để phân biệt 2 loại hoa này vì chúng tương đối giống nhau và thật...
Kỳ Giông khổng lồ của Nhật Bản - Nghe tên đáng sợ nhưng lại đáng yêu

Kỳ Giông khổng lồ của Nhật Bản - Nghe tên đáng sợ nhưng lại đáng yêu

21/11/2017, Kiến thức về Du lịch
Ōsanshōuo (オオサンショウウオ/大山椒魚?), nghĩa là "cá sơn tiêu lớn". Vì hình dáng nó nhìn giống như là một con cá tròn trĩnh dễ thương khác với hình ảnh những con kỳ giông hung dữ khác. Với chiều dài lên đến 1,5 mét, nó là loài kỳ giông được xếp lớn thứ nhì trên thế giới, chỉ sau kỳ giông khổng lồ Trung Quốc...
Dành cho những thực khách muốn tìm hiểu về Sake

Dành cho những thực khách muốn tìm hiểu về Sake

28/08/2017, Kiến thức về Du lịch
Huyện Nada của Kobe là một trong những huyện sản xuất rượu sake nổi tiếng và nổi tiếng nhất của Nhật Bản, cũng như là một trong những nơi tốt nhất để ghé thăm nhà máy rượu sake do số lượng lớn trong khu vực. Nhiều nơi được đặt trong các tòa nhà theo phong cách truyền thống và mở cửa cho nếm thử, ...