Tìm hiểu món mì Somen nổi tiếng xứ Nhật
Khái quát
Cũng như Ramen, Soba, Udon hay Hiyamugi, Somen là một trong những loại mì truyền thống của đất nước mặt trời mọc này. Với những ai đã quá quen thuộc với văn hóa ẩm thực của người Nhật thì chắc hẳn sẽ không xa lạ với mì Somen, một loại mì rất phổ biến trên đất nước Nhật Bản và còn được biết đến với cái tên “mì lạnh” hay mì máng tre (một cái tên mà chính người Việt đặt cho món ăn này bởi cách thức thưởng thức mới lạ của nó). Somen là một loại mì lâu đời và được cho là có xuất sứ từ Trung Hoa (một đất nước rất nổi tiếng với nền ẩm thực phong phú và đa dạng) truyền vào Nhật Bản cách đây 1200 năm. Nhưng chính người Nhật đã biến tấu món ăn này theo một cách riêng, phù hợp với văn hóa cũng như khẩu vị của riêng người dân xứ sở hoa Anh Đào.
Kiểu dáng
Mì Somen có đường kính không quá 1.3 mm) làm bằng bột mỳ và nước muối. Món mỳ Somen là loại mỳ được trình bày cầu kì với rất nhiều các hưong vị khác nhau tuỳ thuộc vào khẩu vị của người ăn khi chế biến. Mỳ Somen sợi mỏng, dài được bày trong những chiếc bát thuỷ tinh, khi ăn được chan với nước đá kèm theo chút rau xanh, các loại củ quả hay các loại thịt khác nhau.Mỳ được ăn bằng đũa tre xanh mới chuốt. Đưa đũa mỳ lên miệng ta có cảm giác như mùa hè đang trôi vào tận gan ruột.
Đường kính chính là đặc điểm phân biệt của Somen với hai loại mỳ dày hơn là hiyamugi và mỳ udon Nhật Bản (đều làm từ bột mỳ). Somen đường tạo hình bằng cách kéo dãn bột như một số loại mì Udon, Quá trình làm mỏng và kéo dài các sợi mì cần phải qua tới 30 bước khác nhau trong 36 giờ đồng hồ. Sau đó,mì còn phải giữ trong kho 1 đến 2 năm để chín và ngấu, sau đó mới được mang ra ăn. Mì Somen được dùng để chế biến rất nhiều loại mì tạo nên sự đa dạng trong ẩm thực Nhật Bản nói chung và các món mì Nhật Bản nói riêng.
Lịch sử ra đời và phát triển
Các loại mì nói chung đã có mặt trên đất nước mặt trời mọc này từ rất lâu đời và mì Somen cũng không phải là ngoại lệ. Rất nhiều nguồn tin cho rằng mì Somen không được ra đời ở đất nước mặt trời mọc và được bắt nguồn từ Trung Hoa (quốc gia được xem như cái nôi của ẩm thực). Mặc dù không trực tiếp sáng tạo ra món mì phổ biến này nhưng chính người dân Nhật Bản đã khéo tay khoác lên mình món ăn này biết bao là chiếc áo hương vị. Làm cho thực khác trong nước lẫn phương xa không khỏi xuyến xao mỗi khi nhắc đến các món mì Nhật Bản. Trải qua thời gian các món mì ngày càng đa dạng không chỉ ở hương vị, màu sắc, chủng loại mà còn cả cách thưởng thức nữa. Chính người dân xứ sở Phù Tang đã sáng tạo ra cách dùng mì cùng với nước lạnh hay còn được biết đến với cái tên mì lạnh cũng làm nao nức lòng người không kém.
Ở Việt Nam không khó để các bạn có thể tìm thấy món mì Somen này ở các siêu thị. Sau khi mua về mọi người có thể chế biến theo sở thích. Ngoài ra các bạn cũng có thể thưởng thức món mì Somen ở các nhà hàng Nhật Bản trên đất nước Việt Nam.
Bài viết phổ biến
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa...
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt...Xem thêm
Các loại giấm Nhật Bản thông dụng
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng...Xem thêm
Xì dầu Nhật Bản khác gì với nước tương Việt Nam?
Với nhiều quốc gia,tương được xem là món ăn quốc hồn, quốc...Xem thêm
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Truyện tranh khiêu dâm có phải là văn hoá 18+ ở...
Đối với các nước trên thế giới thì đề tài khiêu dâm chỉ dành...Xem thêm
Nghệ thuật tranh khắc gỗ của Nhật Bản Ukiyo-e...
Ukiyo-e là một loại nghệ thuật tranh khắc khắc gỗ của Nhật Bản...Xem thêm
Cơm chan nước trà - Cơm trà xanh Ochazuke
Cơm chan nước trà Ochazuke được xem là món cơm trộn phổ biến...Xem thêm
Những biểu tượng đại diện của Nhật Bản
Ngôi đền Itsukushima xây dựng cách đó không xa và cũng “ngâm...Xem thêm
Kỳ Giông khổng lồ của Nhật Bản - Nghe tên đáng...
Ōsanshōuo (オオサンショウウオ/大山椒魚?), nghĩa là "cá sơn tiêu lớn". Vì...Xem thêm
Cách làm cơm bò Gyudon kiểu Nhật chuẩn không...
Trong các món ăn về thịt bò của Nhật, có một món mà ngon, dễ...Xem thêm