Món Nhật Bản


Bạn có biết cha đẻ của mì ăn liền?

Ramen

Sơ lược

Mì Ramen là loại mì luôn đi kèm với nước súp có nguồn gốc ban đầu từ Trung Quốc giờ đây đã trở thành một trong những món ăn phổ biến và ưa chuộng nhất Nhật Bản trong những thập kỷ gần đây. Ramen giá rẻ và dễ dàng được tìm thấy ở mọi nơi, đây cũng chính là hai yếu tố khiến chúng trở nên lý tưởng cho các thực khách du lịch. Nhiều nhà hàng Ramen hay ramen-ya có thể được tìm thấy hầu như ở khắp đầu đường cuối phố tại Nhật và do đó mì Ramen trở nên có vô số biến thể, đa dạng và vô cùng phong phú.

2042 13

Những nhà hàng Ramen-ya ở quận Namba, Osaka

Mì Ramen có lịch sử như thế nào?

Khoảng những năm 1900 thì các nhà hàng Trung Quốc ở Nhật mọc lên nhiều hơn. Vì nước Nhật vẫn chưa quen với thịt heo, nên họ chỉ hầm tí nước xương (có tiệm thay xương heo bằng xương gà) và cho nhiều muối. Mãi đến sau thế chiến thứ hai, nước Nhật nghèo, phải nhập bột mì rẻ từ Mỹ làm thức ăn, ramen mới trở thành món vừa túi tiền của số đông dân chúng, thành thử ramen càng ngày càng phổ biến.

Và tại một đất nước không có món ăn dở như Nhật, dần dần người ta phát triển ra đủ kiểu ramen, thậm chí mỗi vùng còn có “đặc sản ramen” riêng.

Đến nỗi, ngoài bản đồ danh lam thắng cảnh để khách nước ngoài lẫn trong nước đi du lịch, Nhật còn có một… bản đồ ramen.

Ramen Map

Phân loại mì ramen

Ở Nhật tràn ngập đủ kiểu ramen, nhưng nhìn chung có thể chia ra 4 loại chính, mỗi loại hầm nước dùng theo mỗi cách khác nhau.

Shio Ramen: Ramen muối

Ramen hầm nước xương (gà, một số tiệm thì dùng heo) có nhiều muối, là loại ramen cổ nhất, và giống với mì Tàu nhất. Nước dùng shio ramen có màu vàng trong, vị hài hòa không quá Tàu cũng không đến nỗi Nhật, nhưng ăn xong sẽ hơi… khát nước, bởi vậy thực khách phải chuẩn bị gọi nước mát đầy đủ để phòng khát.

Ít khi thấy ramen muối ở nước ngoài, vì hiện nay ai nghe thấy muối cũng sợ tăng huyết áp, với lại cụm từ “ramen muối” nghe chẳng hấp dẫn lắm,tuy nhiên nó lại ít dễ tăng cân hơn các loại ramen hầm nước béo khác.

Ramen Salt

Soyu ramen: Ramen nước tương

Ramen nước tương không lâu đời bằng ramen muối, nhưng cũng là một loại ramen “có bề dày truyền thống” ở Nhật. Nước dùng có màu nâu bóng của nước tương, nhưng không đục ngầu. Đây là một loại ramen dễ “xuất khẩu”, nó không mặn, có cái tên nghe hấp dẫn, và nguyên vật liệu dễ tìm, dễ nhập.

Nước hầm của ramen này hơi… hỗn tạp, có thịt heo, xương heo, xương gà, hột số nơi còn dùng nước hầm củ và nước chắt từ cá khô bào.

Ramen Soysauce

Tonkotsu ramen: Ramen hần nước xương heo

Loại ramen này có rất nhiều người thích ăn, vì nó béo, ngọt vị xương. Đầu bếp sẽ dùng xương heo, đặc biệt là xương ở các phần khớp, xương có dính nhiều gân; họ hầm xương ở nhiệt độ rất cao trong nhiều giờ liền, đến khi nước có màu trắng ngà đục, đặc đặc của mỡ và collagen. Vùng đảo Kyushu đặc biệt nổi tiếng là có tonkotsu ramen tuyệt nhất.

Tonkotsu ramen tuy hơi béo nhưng rất ngon, ai cũng thích; ở Phương Tây có nhiều tiệm tonkotsu ramen vì xương bên đó… rẻ vô cùng. 

Ramen Miso

Miso ramen: Ramen nấu với bột miso

Đây là loại ramen “trẻ” nhất, ra đời từ những năm 1960s ở Hokkaido. Nước hầm là pha giữa nước của tonkotsu với bột miso (dùng để nấu canh miso Nhật), vô cùng khó xuất khẩu vì Nhật hầu như không xuất bột miso xịn ra khỏi quốc gia. Phần lớn miso ramen ở nước ngoài có màu vàng, vì đầu bếp pha nước dùng với miso vàng hoặc nâu; nhưng miso ramen chính cống Nhật phải dùng hỗn hợp miso trắng trộn với miso vàng. Nước của miso ramen phải có màu trắng giống tonkotsu, nhưng mịn hơn.

Thành phố Sapporo ở Hokkaido nổi tiếng có mì miso cực ngon, nhiều người khi du lịch đến hokkaido chỉ biết đi tìm hải sản, mà quên đi loại mì miso này. Nhìn chung mì miso chỉ có ở Nhật là ngon nhất, các nước khác đã thua từ phần nguyên liệu nên không thể nào bằng.

Ramen Miso

Khi ramen ngày cành phổ biến, ông Momofuku Ando của hãng thực phẩm Nissin Food nảy ra ý tưởng sản xuất ramen đóng hộp, và mì ăn liền đã ra đời vào năm 1958 sau khi ông dành hàng tháng trời phát minh và thử nghiệm ra phương pháp chiên mì khô. Nhưng mì ăn liển chả thể nào ngon bằng ramen nấu tay (dù mì ăn liền của Nhật hấp dẫn hơn mì ăn liền của các nước “không phải Nhật”; tuy nhiên đồ “chính hiệu Nhật” lúc nào cũng đắt hơn, và ít xuất khẩu hơn).

4,153 chars | 2014/10/08 11:27

Xem thêm bài viết liên quan

Tự tay làm mì Udon đơn giản hơn bạn nghĩ

Tự tay làm mì Udon đơn giản hơn bạn nghĩ

30/08/2017, Mì Nhật Bản
Bạn có thấy ngon miệng và thích thú với món mì Udon? Bạn có bao giờ nghĩ sẽ tự tay làm ra món này thay vì ra nhà hàng để thưởng thức hoặc mua chúng? Hôm nay, chúng tôi giới thiệu đến cho bạn cách làm món mì Kake Udon với udon ăn trong nước dùng, làm từ sốt cá biển, nước tương, mirin và đứng đầu v...
Cách làm món mì Udon nổi tiếng ở xứ sở Phù Tang

Cách làm món mì Udon nổi tiếng ở xứ sở Phù Tang

19/09/2014, Mì Nhật Bản
Bạn có biết ai là người đầu tiên du nhập mì Udon đến với Nhật Bản? Người đó chính là Kukai, một tu sĩ phật giáo, đã đi ngao du khắp Trung Quốc ở đầu thế kỷ thứ 9 sau công nguyên để học tập và nghiên cứu...
Thích thú với bảo tàng "mì ăn liền" ở Nhật Bản

Thích thú với bảo tàng "mì ăn liền" ở Nhật Bản

09/05/2017, Mì Nhật Bản
Nhật Bản chính là cái nôi của món ăn khoái khẩu và phổ biến nhất hành tinh này. Và mới đây thôi, công ty thực phẩm Nissin Foods đã mạnh dạn khai trương Bảo tàng Mỳ tôm đầu tiên trên thế giới, nơi mà mọi người có thể tự tay làm những bát mỳ cho chính mình. Khoảng 500 người cả trẻ em và người lớn đ...
Thưởng thức mì Yakisoba - mì xào Nhật Bản đậm hương vị

Thưởng thức mì Yakisoba - mì xào Nhật Bản đậm hương vị

19/03/2015, Mì Nhật Bản
Mì từ lâu đã là món ăn quá đổi quen thuộc đối với người dân Nhật Bản, nền ẩm thực từ mì của họ đã quá nổi tiếng và phổ biến với chúng ta ví dụ như: soba, ramen, udon,....
Món mì truyền thống dịp năm mới

Món mì truyền thống dịp năm mới

19/03/2015, Mì Nhật Bản
Tại Nhật Bản soba là món ăn chính thức trong đêm năm mới của xứ sở Phù Tang,món này được gọi là soba toshikoshi(年越し蕎麦 nghĩa là "năm đã qua") nó tượng trưng cho năm cũ,một biểu tượng của sự trường thọ.
Lịch sử Mì Ramen

Lịch sử Mì Ramen

27/04/2017, Mì Nhật Bản
Năm 1958, mì ramen ngay lập tức đã được phát minh tại Nhật Bản, và lần đầu tiên được đặt một cái tên có nguồn gốc từ Trung Quốc - "Ramen", món này chủ yếu đề cập đến mì trong một bát canh súp...
Những loại mì Udon nổi tiếng

Những loại mì Udon nổi tiếng

15/08/2017, Mì Nhật Bản
Nabeyaki Udon là một món ăn được nấu chín và phục vụ trong một nồi nóng (nabe). Mì udon được nấu trực tiếp trong nabe cùng với nước dùng và rau cải. Tempura là món bổ sung thông thường trước khi phục vụ, nhưng các thành phần bên trong điển hình hơn bao gồm nấm, trứng, kamaboko (một chiếc bánh cá ...
Món soba nổi tiếng

Món soba nổi tiếng

18/09/2017, Mì Nhật Bản
Loại soba ướp lạnh cơ bản nhất phục vụ bên cạnh một cái khay với nước sốt nguội đơn giản (tsuyu). Nước sốt ngâm thường là một hỗn hợp súp cổ phiếu, nước và mirin. Có sự khác biệt lịch sử giữa Zaru và Mori soba. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, một sự khác biệt lớn giữa hai loại mì này đó là za...
Mì trượt nước - Món ăn thú vị ngày hè

Mì trượt nước - Món ăn thú vị ngày hè

09/10/2017, Mì Nhật Bản
Các vắt mì được thả trong nước dọc theo máng tre để thực khách dùng đũa vớt. Đây cũng là món ăn truyền thống của người Nhật vào mùa hè. "Nagashi" mang nghĩa chảy (trôi) nên cách ăn mì cũng tương tự như cái tên của nó, mì sẽ được thả trôi theo dòng nước, rồi thực khách sẽ dùng đũa gắp mì trượt tro...
Phố mì Ramen Yokocho - đặc trưng của thành phố Sapporo

Phố mì Ramen Yokocho - đặc trưng của thành phố Sapporo

30/05/2017, Mì Nhật Bản
Nhớ ghé vào phố mì Ramen Yokocho để thử qua món mì Ramen này. Đây là địa điểm lý tưởng để gặp gỡ cư dân địa phương thân thiện và nghỉ chân sau những giờ tham quan mệt mỏi...