Cơm hạt dẻ (Kuri gohan)
Khái quát
Kuri gohan hay còn gọi với một cái tên Việt Nam là cơm hạt dẻ, một món ăn được phổ biến vào mùa thu khi mà tiết trời bắt đầu có những cơn gió khô và lạnh. Hạt dẻ là một loại hạt chủ yếu được dùng làm thực phẩm tại Trung Quốc, Hàn Quốc, châu Âu và Nhật Bản. Sản lượng hạt dẻ của Trung Quốc chiếm tới hơn nửa sản lượng chung của thế giới, nhưng khi mua Thu tới, hạt dẻ được bày bán tại các của hàng rau quả là hạt dẻ thu, thu hoạch tại Nhật Bản. So với hạt dẻ của Trung Quốc, thì hạt dẻ của Nhật Bản to hơn, và đặc biệt hạt dẻ “Tanbaguri” là loại hạt dẻ to và ngon nhất của Nhật Bản. (“Tamba” là từ chỉ khu vực bao gồm cố đô Kyoto, tỉnh Hyogo, một phần của tỉnh Osaka ngày nay.) Hạt dẻ Tambaguri thường có sản lượng thấp, nên được coi là loại sản vật quý hiếm.
Nhân tiện nói thêm: Lớp vỏ ngoài cùng của hạt dẻ được gọi là “onikawa” còn lớp màng mỏng bao bọc hạt dẻ thì được gọi là “shibukawa”. Đặc điểm của hạt dẻ Nhật Bản là lớp màng Shibukawa này rất khó bóc. Chính vì vậy mà khi nấu cơm hạt dẻ thì khá mất công. Mặc dù vậy, nhưng trong cái tiết trời bắt đầu chuyển sang lạnh lẽo của mùa thu thì việc có một bát cơm trộn hạt dẻ thì quả thật là rất ấm lòng. Ở Việt Nam thì bạn ít có thể bắt gặp hình ảnh một người đang thưởng thức bát cơm hạt dẻ này, nhưng bạn sẽ dễ bắt gặp hình ảnh một ai đó đang cầm trên tay bịch hạt dẻ Thái Lán; vừa bóc vừa thổi trông cũng rất ấm đúng không nào.
Cách chế biến
Nguyên liệu chuẩn bị: 350g gạo tẻ, 300g hạt dẻ, 450ml nước, 7 thìa rượu (35ml), 1 thìa xì dầu, 1 thìa đường, ½ thìa muối.
Cách làm
Bước 1: Vo gạo trước khi nấu cơm khoảng 30 phút. Để nguyên trên rá cho gạo ráo nước.
Bước 2: Hạt dẻ cho vào bát tô hoặc nồi, đổ ngập nước sôi vào ngâm cho đến khi nước nguội để vỏ hạt dẻ mềm và dễ bóc.
Bước 3: Khi vỏ hạt dẻ đã mềm, bạn dùng dao tách bỏ vỏ cứng bên ngoài và lớp màng chát bên trong rồi rửa sạch dưới vòi nước.
Bước 4: Cho gạo vào nồi cùng 450ml nước.
Bước 5: Cho xì dầu, rượu, đường, muối vào nồi cơm.
Bước 6: Dùng muôi trộn đều. Xếp hạt dẻ đều lên trên cùng rồi nấu như nấu cơm bình thường là xong!
Khi ăn, bạn rắc thêm hạt vừng đen lên bát cơm cho thơm, nhìn lại đẹp mắt nữa.
Bài viết phổ biến
Xì dầu Nhật Bản khác gì với nước tương Việt Nam?
Với nhiều quốc gia,tương được xem là món ăn quốc hồn, quốc...Xem thêm
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa...
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt...Xem thêm
Các loại giấm Nhật Bản thông dụng
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng...Xem thêm
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Dango là gì? Cách làm bánh Dango cực dễ chỉ với...
Dango là một món ăn truyền thống và phổ biến của Nhật Bản được...Xem thêm
Cơm chan nước trà - Cơm trà xanh Ochazuke
Cơm chan nước trà Ochazuke được xem là món cơm trộn phổ biến...Xem thêm
Lễ hội Tanabata - Ngày lễ thất tịch Nhật Bản
Lễ hội Tanabata là một trong những lễ hội truyền thống của...Xem thêm
Những biểu tượng đại diện của Nhật Bản
Ngôi đền Itsukushima xây dựng cách đó không xa và cũng “ngâm...Xem thêm
Thủ đô Nara Nhật Bản đẹp như tranh vẽ, chỉ đứng...
Nếu bạn muốn ghé thăm tất cả trong chuyến du lịch đến thủ đô...Xem thêm
Lễ "Rước của Quý" kỳ lạ của Nhật Bản, bạn sẽ...
Theo truyền thuyết, vào thời kỳ Edo (1603-1867), có một con...Xem thêm