Mềm mịn ngọt tan với bánh bông lan kiểu Nhật
Khái quát về bánh bông lan kiểu Nhật
Castela hay còn gọi là bánh bông lan kiểu Nhật, là một loại bánh xuất xứ từ Nhật Bản có “ngoại hình” cực kì xinh đẹp và nổi bật với màu vàng nâu óng của mặt bánh và phần ruột siêu mịn xốp. Chiếc bánh bông lan kiểu Nhật này nhất định sẽ làm ngất ngây những những tín đồ món ngọt ngay từ cái nhìn đầu tiên. Chỉ đơn thuần là một chiếc bánh với 2 màu vàng sẫm, nhạt nhưng chính sự đơn giản đó sẽ làm bạn phải chú ý ngắm nhìn nếu như phải lựa chọn giữa muôn vàn loại bánh trong tủ kính của một cửa hàng bánh ngọt. Không cầu kì về kiểu dáng không đa dạng về hương vị nhưng lại rất duyên dáng và mịn màng chiếc bánh bông lan mật ong của Nhật Bản đã làm say lòng biết bao con người đã từng ngắm nhìn nó.
Kiểu dáng về bánh bông lan kiểu Nhật
Bánh bông lan kiểu Nhật cũng có kiểu dáng tương tự bao chiếc bánh bông lan khác, nhưng sự khác biệt nằm ở chỗ bánh bông lan kiểu Nhật có vẻ ngoài mịn màng và xốp hơn rất nhiều so với các bánh bông lan thông thường, trông rất bắt mắt và hấp dẫn. Thành phần hương vị đặc biệt có thêm sữa và mật ong, hoàn toàn không có một chút xíu chất béo hay dầu mỡ nào. Có thông tin ghi lại rằng: truyền thống là ngày 23.2, sẽ không làm bánh có mùi bơ quá rõ, bởi vì người mà có sinh nhật ngày hôm nay ấy, không chịu được mùi ấy. Thế nên các thể loại có kem, cheesecake là vỡ nợ hết.
Lịch sử ra đời và phát triển của bánh bông lan kiểu Nhật
Vào thế kỉ 16, người Bồ Đào Nha đến Nhật Bản và bắt đầu công cuộc thương mại và truyền giáo. Nagasaki hồi đó là cảng duy nhất của Nhật Bản mở cửa cho thương mại nước ngoài. Và cũng trong thời gian này loại bánh bông lan kiểu Nhật này đã được du nhập vào Nhật Bản từ những người Bồ Đào Nha, và từ đó tới nay đã trở thành loại bánh “đặc sản” của vùng Nagasaki. Chiếc khuôn truyền thống để làm loại bánh này là khuôn gỗ không đáy, nhưng phần lớn trong số chúng ta không có loại khuôn này.
Cách làm bánh bông lan kiểu Nhật
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 85g lòng trắng (khoảng 2 quả trứng – nếu quá nhiều lòng trắng sẽ thường khiến mặt bánh bị nhăn sau khi để nguội)
- 60g lòng đỏ (khoảng 4 quả trứng – lòng đỏ giúp tăng độ mềm và ẩm cho bánh mà không làm nhăn mặt bánh)
- 60g đường trắng
- 60g bột bánh mì (bread flour)
- 20g mật ong (lượng mật ong đủ để thêm hương vị cho bánh, không dùng quá nhiều sẽ khiến bánh bị dính)
- 20g sữa tươi.
Cách làm:
- Bước 1: Bật lò ở 160 độ C, chuẩn bị 2 khuôn như đã nói ở phần trên. khuôn 18cm có lót giấy nướng bánh bên trong để lấy ra được dễ dàng.
- Bước 2: Cho lòng trắng vào tô, tốc độ máy tăng dần từ chậm tới nhanh. Khi lòng trắng bắt đầu nổi bọt thì cho từ từ đường vào, đánh tới khi trứng bông lên, mịn, không quá cứng. Cho từng lòng đỏ vào, dùng máy đánh nhẹ cho lòng đỏ quện đều vào lòng trắng.
- Bước 3: Rây bột bánh mì vào trứng, trộn nhẹ nhàng bằng phới hoặc spatula mềm.
- Bước 4: Hòa mật ong với sữa tươi, cho vào hỗn hợp trên, trộn đều. Đổ hỗn hợp bột vào khuôn từ trên cao, khi đổ bột từ độ cao như vậy xuống khuôn sẽ làm cho các bong bóng khí lớn vỡ ra. Bê khuôn và vỗ mạnh hoặc thả rơi từ độ cao khoảng 25cm xuống mặt bàn vài lần để dàn phẳng bột và cũng là để làm vỡ các bóng khí to.
- Bước 5: Cho khuôn vào lò, đặt khuôn ở vị trí sát thanh nướng dưới, Nướng khoảng 40 – 45 phút tới khi mặt trên bánh đạt màu vàng nâu sậm. Lấy bánh ra khỏi lò, lập tức thả khuôn bánh từ trên cao xuống mặt bàn. Sau đó, dùng nylon thực phẩm bọc kín khuôn bánh để hơi nóng tạo thành độ ẩm thấm lại vào bên trong bánh, giúp bánh ẩm mà không bị khô. Để khuôn bánh vào trong tủ lạnh khoảng 2 tiếng, sau đó có thể lấy bánh ra cắt thành miếng và thưởng thức.
Chỉ cần đọc qua thôi cũng cảm thấy ngon miệng rồi đúng không nào các tín đồ hảo ngọt. Hãy tìm và tự thưởng cho mình một chiếc bánh bông lan kiểu Nhật để cảm nhận được vị ngọt thơm ngon ngay trên đầu lưỡi nhé.
Bài viết phổ biến
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Các loại giấm Nhật Bản thông dụng
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng...Xem thêm
Những biểu tượng đại diện của Nhật Bản
Ngôi đền Itsukushima xây dựng cách đó không xa và cũng “ngâm...Xem thêm
Cơm chan nước trà - Cơm trà xanh Ochazuke
Cơm chan nước trà Ochazuke được xem là món cơm trộn phổ biến...Xem thêm
Ý nghĩa hoa anh đào ở Nhật Bản
Chúng ta đã biết rõ về ý nghĩa hoa anh đào ở Nhật Bản mà bao...Xem thêm
Những điều thú vị về búp bê cầu mưa của nhật...
Teru teru bouzu - búp bê cầu mưa của nhật thường được làm từ...Xem thêm
Cách nấu lẩu Sukiyaki ngon tuyệt chuẩn vị như...
Theo truyền thống, lẩu sukiyaki được nấu trong nồi gang, thịt...Xem thêm
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa...
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt...Xem thêm
Nét đẹp trong con người Nhật Bản
“Với người Nhật, họ tin tưởng, biết chắc chuyến tàu tiếp theo...Xem thêm
Katsuo no tataki (Cá ngừ vằn)
Katsu no tataki là món ăn nổi tiếng nhất xứ Kochi. Cá ngừ được...Xem thêm