Điều hay ho về bánh gạo của trẻ thơ xứ Nhật
SƠ LƯỢC
Đối với một số nước Châu Á ngày 5/5 hàng năm được gọi là tết đoan ngọ theo quan niệm từ xa xưa thì đây là ngày diệt sâu bọ đang sống ẩn nấp trong cơ thể mỗi người. Nhưng nếu ai đang tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản thì sẽ biết được một điều rất khác. Tại Nhật bản cũng có tết đoan ngọ ( hay còn gọi là ngày Tango no Sekku ) nhưng đây không phải là ngày diệt sâu bọ mà là ngày dành cho các bé trai Nhật. Đây là dịp lễ đặc biệt, người Nhật thường treo cờ cá chép (Koinobori) tượng trưng cho những bé trai khoẻ mạnh thông minh với ý nghĩa “cá vượt vũ môn” và còn trang trí các bộ áo giáp Kabuto mang theo ước nguyện của những bậc cha mẹ mong muốn cho con mình sẽ thành đạt trong cuộc sống. Cứ đến những ngày đầu tháng 5 là toàn bộ các gia đình ở Nhật Bản lại treo mỗi nhà 3 hoặc 5 cờ cá chép với các màu sắc chủ đạo: Xanh lam, đỏ, đen, xanh lá, xanh tím. Những lá cờ được treo khắp nơi trên mái nhà hoặc hành lang các chung của các gia đình có con trai. Những món ăn chính trong lễ hội này Obento, bữa cơm có hình cá chép, làm Chimaki, Kashiwa mochi,.. Với mong muốn và càu chúc cho con cái của mình được khỏe mạnh và phát triển tốt.
Bánh truyền thống Nhật Bản gọi chung là Wagashi. Loại bánh này đã trở thành một nét nghệ thuật đặc sắc của ẩm thực Nhật. Trong rất nhiều món bánh đó, người dân xứ Phù Tang vẫn có truyền thống làm món bánh Kashiwa mochi cho trẻ em vào mỗi dịp đặc biệt. Kawashi Mochi là loại bánh gạo nếp, nhân đậu và đc gói trong lá sồi (kashi nghĩa là sồi). Cũng mang ý nghĩa như cây tùng, cây bách, cây sồi tượng trưng cho ý chí vươn lên và sức mạnh vượt qua khó khăn thử thách của một đấng nam nhi.
Kashiwa-Mochi là một trong những đồ ngọt truyền thống ăn vào ngày "Kodomo-No-Hi"-ngày 05 tháng 5 của trẻ em ở Nhật Bản. Ngày này là "Tango-No-Sekku" để chào mừng và cầu nguyện cho sức khỏe của bé trai. Những cô gái cũng ăn bánh này mừng ngày của con gái 03 tháng 3-"Momo-No-Sekku”.Kashiwa mochi là một loại bánh gạo ngọt mịn bọc trong một lá sồi, bên trong là đậu đỏ hay các loại mứt đậu,.... Bánh được nấu vừa chín, dai và tạo được vị ngon ngọt để hợp với khẩu vị của trẻ em.
NGUỒN GỐC
Thời đại Yayoi (300 trước công nguyên – 300 sau công nguyên): Wagashi – bánh ngọt truyền thống của Nhật ra đời.Thời đại Nara (710 – 784 sau công nguyên) Wagashi chịu ảnh hưởng bởi kỹ năng làm bột từ Trung Hoa và người ta bắt đầu làm bánh Mochi, bánh Dango. Cuối thời đại Muromachi Era (1336 – 1573): Thời kỳ phát triển nhất của bánh Wagashi do việc giao thương với Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mang lại nhiều lọai nguyên liệu mới cho món bánh Wagashi.Trong suốt thời đại Minh Trị (1868 – 1912), các lọai bánh phương Tây du nhập vào Nhật và làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của Wagashi. Tên bánh “Wagashi” được đặt ra vào thời kỳ cuối của thời đại Taisho (1912 – 1926) để làm dấu hiệu phân biết với bánh ngọt Phương Tây. Nguyên liệu để làm bánh Wagashi chủ yếu từ thực vật như: đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng, thạch rong biển, và đường làm từ mía,... Kashiwa mochi có từ giữa thế kỉ 18 - thời kì Edo được biết đến như là một loại bánh của dành cho trẻ em vào ngày 05 tháng 5 phổ biến ở vùng Kansai và phía Tây Nhật Bản sau lan rộng ra Tokyo và Miền Đông.
Ở Nhật, người dân tổ chức khá nhiều ngày lễ cho trẻ em, như lễ hội thiếu nhi búp bê Hinda (ngày cho bé gái); ngày thiếu nhi Nhật Bản mùng 5 tháng 5 (ngày của các bé trai) hay Quốc tế thiếu nhi mùng 1 tháng 6… Vào mỗi dịp lễ này, các gia đình thường làm tặng trẻ em món bánh Kashiwa mochi - một món bánh gạo hấp nhồi mứt đậu. Đây là loại bánh có hương vị ngọt ngào nên được trẻ em ở Nhật rất ưa chuộng. Không những thế, theo lý giải từ nguồn gốc, Kashiwa mochi thể hiện cho kỷ niệm tuổi thơ của mỗi đứa trẻ ở Nhật, người bố, mẹ thưởng cho trẻ bánh Kashiwa mochi với ý nghĩa như sự mong muốn đứa trẻ được khỏe mạnh, “hay ăn chóng lớn”.
Cách làm món Kashiwa mochi đơn giản:
Nguyên liệu:
- ¾ bát bột gạo
- 6 thìa cà phê nước nóng
- 1/3 bát bột mì
- 2 thìa cà phê đường
- 2 thìa nước lọc
- 8 lá sồi
- ¾ chén mật ong
Chuẩn bị:
- Rửa sạch lá sồi và lau khô bằng khăn giấy.
- Đổ bột gạo vào tô lớn. Sau đó khuấy nước nóng vào và nhào bột cho đều.
- Chế biến
- Hấp kabocha từ 15-20 phút, rồi rây bằng sàng. Cho tương miso và mật ong vào, trộn đều, để làm nhân.
- Trộn thật kỹ bột gạo và một chút muối. Vừa cho dần nước sôi vào, vừa nguấy thật mạnh trong 3 phút để tạo thành một khối bột nhão dính.
- Bọc bột nhão trong vải ẩm, đặt vào nồi hấp trong 20 phút.
- Chuyển bột vào suribachi hay cối giã và giã trong 5-10 phút, hoặc tới khi bột tạo thành một kết cấu đồng đều và đàn hồi.
- Chia khối bột thành 8 phần và lăn mỗi phần thành khối tròn đường kính 8.5cm trên tấm thớt phủ một lớp bột mỏng.
- Nhồi một lượng nhân như nhau vào giữa mỗi khối tròn, rồi gập một mặt của khối bột lại tạo thành hình bán nguyệt.
- Dùng ngón tay ấn chặt hai bên mép khối bột để đóng miệng bánh lại
- Mỗi phần gói trong một tấm lá sồi lớn (dài từ 15-20cm), sao cho mặt sáng màu của lá tiếp xúc với bánh
- Đặt lại vào nồi hấp và hấp thêm chừng 4-5 phút nữa. Có thể để nguội trước khi ăn.
Rất dễ làm các bạn có thể thưởng thức tại nhà hoặc tìm đến một số nhà hàng sau tại Việt Nam:
Nhà hàng Wagashi House, 145 phố Vũ Tông Phan, phường Thanh Xuân, Hà Nội.
Bài viết phổ biến
Xì dầu Nhật Bản khác gì với nước tương Việt Nam?
Với nhiều quốc gia,tương được xem là món ăn quốc hồn, quốc...Xem thêm
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa...
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt...Xem thêm
Các loại giấm Nhật Bản thông dụng
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng...Xem thêm
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Dango là gì? Cách làm bánh Dango cực dễ chỉ với...
Dango là một món ăn truyền thống và phổ biến của Nhật Bản được...Xem thêm
Cơm chan nước trà - Cơm trà xanh Ochazuke
Cơm chan nước trà Ochazuke được xem là món cơm trộn phổ biến...Xem thêm
Lễ hội Tanabata - Ngày lễ thất tịch Nhật Bản
Lễ hội Tanabata là một trong những lễ hội truyền thống của...Xem thêm
Thủ đô Nara Nhật Bản đẹp như tranh vẽ, chỉ đứng...
Nếu bạn muốn ghé thăm tất cả trong chuyến du lịch đến thủ đô...Xem thêm
Những biểu tượng đại diện của Nhật Bản
Ngôi đền Itsukushima xây dựng cách đó không xa và cũng “ngâm...Xem thêm
Lễ "Rước của Quý" kỳ lạ của Nhật Bản, bạn sẽ...
Theo truyền thuyết, vào thời kỳ Edo (1603-1867), có một con...Xem thêm