Món Nhật Bản


Làm bánh rán Dorayaki ngon miệng dành cho bé ngày cuối tuần

Dorayaki (tiếng Nhật: どら焼き, どらやき, 銅鑼焼き, ドラ焼き) là một thứ bánh cổ truyền Nhật Bản. Nó có hình dáng giống như bánh bao, bao gồm 2 lớp vỏ bánh tròn dẹt làm từ bột, phết mật ong, được nướng lên và bao lấy nhân thường làm từ bột nhão đậu đỏ.

Nếu bạn là fan hâm mộ của bộ truyện Doraemon đình đám và đặc biệt có cảm tình với chú mèo máy cùng tên thì hẳn các bạn luôn luôn nhớ món ăn ưa thích của chú ta. Đó là chiếc bánh rán Dorayaki. Chỉ cần đem bánh ra “nhử” thì Doraemon sẽ mê tít và… mất cảnh giác ngay. Vậy, chiếc bánh đó là gì mà lại có nhiều ma lực đến thế ? và bạn đã biết cách làm bánh Dorayaki chưa ? Hãy cùng monnhatbancom tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé !

dorayaki

Ban đầu loại bánh Dorayaki này chỉ có một lớp như bánh Pancake, hình dạng như ngày nay là do Ueno Usagiya sáng tạo ra vào năm 1914. Trong tiếng Nhật, Dora (銅鑼) có nghĩa là cồng, chiêng, và yaki có nghĩa là nướng, tên gọi của loại bánh này có lẽ cũng bởi nó giống với những nhạc cụ này. Truyền thuyết kể rằng một samurai có tên Benkei đã bỏ quên chiếc chiêng (dora) của anh ta khi rời khỏi nhà của một người nông dân, nơi anh ta ẩn náu. Người nông dân sau đó đã dùng chiếc chiêng bị bỏ lại chiên ra những chiếc bánh, và từ đó gọi chúng là Dorayaki. 

Ở vùng Kansai, như Osaka hay Nara, loại bánh này thường được gọi là mikasa (三笠). Từ này có nghĩa là mũ rơm ba lớp, nhưng cũng là một tên khác của núi Wakakusa, một ngọn đồi thấp với dốc lên thoai thoải ở Nara. Nhiều người dân địa phương hình dung ra hình thù ngọn núi khi ăn mikasa. Ở Nara, loại mikasa lớn với đường kính khoảng 30 cm phổ biến hơn. Thật ra, Dorayaki được làm từ các nguyên liệu là trứng, bột mì và đậu đỏ.

dorayaki 

Thông thường, nhân bánh được làm từ đậu đỏ, nhưng tùy theo khẩu vị, người ta có thể thay bằng khoai môn, đậu xanh hay dâu tây. Có thể bắt gặp rất nhiều quầy hàng bán bánh Dorayaki ở Nhật hoặc được đóng gỏi và bán sẵn tại siêu thị hay những cửa hàng tiện ít. Trong bộ truyện tranh cùng tên, chú mèo máy Doraemon được cô bạn mèo ở thế kỉ XXII mời ăn bánh lần đầu tiên và kể từ đó rất thích món ăn này.

Đây là một kiểu chơi chữ, mặc dù tên của chú mèo máy này không phải xuất phát từ Dorayaki mà là từ doraneko (mèo lạc). Ở Việt Nam, bánh Dorayaki trong truyện Đôrêmon bị gọi là bánh rán, đây là 1 sai lầm của người dịch. Từ năm 2000, công ty Bunmeido hằng năm đã kinh doanh một loại bánh dorayaki với tên gọi Doraemon dorayaki giữa tháng 3 và tháng 12. Hiện ở Việt Nam, bạn có thể tìm và thưởng thức món bánh này ở mộ số cửa hàng chuyên bán bánh Nhật.

Dorayaki

Cách làm bánh Dorayaki chỉ với 7 bước!

Chuẩn bị nguyên liệu để làm bánh dorayaki:

  • 1 chén bột mỳ
  • ½ chén đường
  • 2 quả trứng
  • 3-4 muỗng canh nước
  • ½ muỗng cà phê bột nở
  • 1 muỗng canh mật ong
  • Dầu ăn
  • ½ chén nhân đậu đỏ

Cách làm bánh dorayaki:

  1. Trộn đều 2 quả trứng với đường. Hòa bột nở với nước. Rồi cho bột nở hòa tan với mật ong vào hỗn hợp trứng đường trộn tiếp.
  2. Rây bột mỳ vào hỗn hợp rồi trộn đều. Để bột nghỉ trong 30 phút. Nếu hỗn hợp bột bánh quá đặc, thêm một 1 canh nước ngay vào lúc này.
  3. Làm nóng chảo ở nhiệt độ thấp. Sử dụng giấy thấm dầu thoa một lớp dầu vào trong chảo.
  4. Sau đó dùng giấy lau sạch chảo. Để nhỏ lửa, dùng muôi nhỏ, múc bột đổ từ trên cao xuống chảo để bánh tròn đều, sau đó rán bánh với lửa vừa.
  5. Rán bánh cho đến khi bề mặt bánh xuất hiện bong bóng và mặt dưới có màu vàng nâu (chỉ trong 2-3 phút). Lật bánh và rán tiếp mặt kia khoảng 1-2 phút.
  6. Lặp lại quá trình rán bánh với số bột còn lại. Rán xong, để nguội bánh.
  7. Dầm nhuyễn nhân đậu đỏ. Sau đó, phết nhân đâu đỏ lên mặt bánh, sử dụng một miếng bánh khác kẹp lại.

Như vậy là bạn đã có thể tự làm bánh Dorayaki ngay tại nhà và có những chiếc bánh rán Doremon để thưởng thức rồi, thật đơn giản phải không nào ?

Dorayaki

3,749 chars | 2015/04/07 09:32

Xem thêm bài viết liên quan

Bạn biết gì về bánh màn thầu Nhật Bản

Bạn biết gì về bánh màn thầu Nhật Bản

08/04/2015, Bánh kẹo (Wagashi)
Manju một loại bánh phổ biến của đất nước Nhật Bản nhưng thật chất đây chính là món bánh bao mà người Việt chúng ta vẫn thường hay ăn...
Bánh ngọt theo phong cách Nhật

Bánh ngọt theo phong cách Nhật

04/05/2017, Bánh kẹo (Wagashi)
Khi nhắc tới đất nước Nhật bản có lẽ nhiều người chỉ hình dung ra đó là đất nước của sushi , nhưng theo một số cảm nghĩ của những người thích ăn đồ ngọt thì đó lại là xứ sở của bánh ngọt. Hương vị Nhật thường rất thanh tao, phù hợp với từng mùa và đồng hồ thể hiện sự khéo léo, sáng tạo của người...
Mới lạ với sandwich kitkat Nhật Bản

Mới lạ với sandwich kitkat Nhật Bản

24/05/2017, Bánh kẹo (Wagashi)
Đến với Nhật Bản ngoài việc khám phá những danh lam thắng cảnh, những đền chùa lâu đời với lối kiến trúc xưa theo phong cách Nhật vô cùng độc đáo hay những cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà không kém phần lãng mạn, mọi người còn được khám phá các món ăn trứ danh của Nhật Bản...
Arare / Okaki - Bánh qui Nhật Bản

Arare / Okaki - Bánh qui Nhật Bản

06/04/2015, Bánh kẹo (Wagashi)
Arare là một loại bánh quy Nhật Bản được làm từ gạo nếp và hương vị sốt đậu nành. Kích thước và hình dạng được phân biệt khác với arare từ Senbei...
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa chuộng ở đất nước này

Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa chuộng ở đất nước này

09/04/2015, Bánh kẹo (Wagashi)
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt chất lượng, Kanten tốt hơn sương sa thường rất nhiều, vì Kanten cô đặc hơn nhưng lại không quá dai, độ kết dính tốt nên không cần phải làm lạnh...
Shiruko - Chè đậu đỏ

Shiruko - Chè đậu đỏ

07/04/2015, Bánh kẹo (Wagashi)
Shiruko là món chè nấu từ đậu đỏ azuki đun sôi trong hỗn hợp nước và đường, được tô điểm thêm bới vài mẩu bánh gạo nướng mochi bồng bềnh...
Nama chokoreto - Socola tươi

Nama chokoreto - Socola tươi

03/04/2015, Bánh kẹo (Wagashi)
Nama trong tiếng Nhật có nghĩa là "tươi", do đó người ta vẫn hay gọi Nama chokoreto bằng tên tiếng Việt là sô cô la tươi không có chất bảo quản...
Điều hay ho về bánh gạo của trẻ thơ xứ Nhật

Điều hay ho về bánh gạo của trẻ thơ xứ Nhật

04/04/2015, Bánh kẹo (Wagashi)
Kashiwa-Mochi là một trong những đồ ngọt truyền thống ăn vào ngày "Kodomo-No-Hi" - ngày 05 tháng 5 của trẻ em ở Nhật Bản...
Karinto - Bánh gối

Karinto - Bánh gối

03/04/2015, Bánh kẹo (Wagashi)
Karinto là một món ăn nhẹ truyền thống của Nhật Bản. Ngọt ngào và giòn tan, được làm chủ yếu từ bột, nấm men và đường nâu...
Uirou Mochi (ういろう)

Uirou Mochi (ういろう)

08/04/2015, Bánh kẹo (Wagashi)
Uirou Mochi cũng là một món ăn truyền thống của người dân Nhật Bản. Không cầu kì như Ohagi, Botamochi hay Mochi; Uirou Mochi cực kì bình dị và đơn giản nó được xem như là món ăn ngọt đầu tiên của đất nước Nhật Bản...