Bạn biết gì về bánh màn thầu Nhật Bản
Khái quát
Manju một loại bánh phổ biến của đất nước Nhật Bản nhưng thật chất đây chính là món bánh bao mà người Việt chúng ta vẫn thường hay ăn. Manju có xuất sứ từ Trung Hoa, theo một số tài liệu cho rằng đó chính là bánh màn thầu mà chúng ta vẫn thường thấy người dân Trung Hoa ăn trong các bộ phim kiếm hiệp. Nhật Bản là quốc gia chịu khá nhiều ảnh hưởng từ Trung Hoa như văn hóa, phong tục tập quán cũng như ẩm thực. Mặc dù qua thời gian người Nhật đã dần Nhật hóa những nét chung đó thành của riêng mình nhưng vẫn phần nào vẫn còn mang trong mình một nét Trung Hoa. Và cả món bánh Manju cũng vậy, tuy đã được biến tấu về hình dáng nhưng vẫn còn nguyên cách làm và hương vị vẫn không mấy thay đổi.
Kiểu dáng
Vỏ bánh manju làm từ bột jojo (củ từ), ở giữa là nhân đậu, được nặn thành hình tròn gần giống với bánh bao của Việt Nam. Manju là loại bánh ưa thích của trẻ em, bởi chúng thường có hình dạng ngộ nghĩnh và bắt mắt. Manju có rất nhiều loại với đa dạng hình dáng khác nhau nhưng phổ biến nhất là Manju Matcha và Manju Mizu. Ở đất nước hoa Anh Đào này Manju chủ yếu là bánh ngọt với nhân làm từ các loại đậu như đậu đỏ, đậu đen…
Ở Việt Nam chúng ta món bánh như vậy thường được kêu là cade hay bánh bao ngọt và thường không được ưa chuộng lắm. Nhưng có lẽ lạ lẫm với người Việt Nam chúng ta đó chính là món Manju Mizu với vỏ bánh được làm từ bột kuzu nên trông giống như thạch. Bánh Mizu Manjuu được làm từ bột Mizu Manjuu , là hỗn hợp trộn giữa bột Kuzu và bột Kanten, nên bánh vừa mát lạnh vừa dai dai, dẻo dẻo . Nhân bánh thì ta có thể cho các loại đậu vào, ví dụ như cho nhân bánh là đậu trắng trà xanh với đậu đỏ. Nhân vừa bùi vị đậu, vừa thơm vị trà, còn vỏ bánh mát lạnh, ăn hoài không ngán luôn.
Lịch sử ra đời và phát triển
Như đã được giới thiệu ở trên, chiếc bánh này có xuất xứ từ Trung Quốc nếu như bạn tìm kiếm thông tin trên wiki cũng sẽ thấy thông tin như vậy. Tương truyền rằng chiếc bánh này xuất hiện lần đầu tiên vào thời Tam quốc và người nghĩ ra món bánh này không phải là một đầu bếp mà chính là Khổng Minh-Gia Cát Lượng nổi tiếng mà chúng ta vẫn thường nghe mọi người nhắc đến. Truyền thuyết kể lại rằng sau khi chinh phục được miền đất phía nam Trung Hoa tức vùng Nam Trung (bây giờ là vùng Vân Nam và bắc Miến Điện), trên đường quay về, Gia Cát và đội quân của ông ta đã không thể vượt qua được con sông lớn, nước chảy xiết…
Ông được Mạnh Hoạch chỉ dẫn phải chặt đầu 50 nam giới và ném xuống dòng sông nhằm làm dịu đi sự hung dữ của dòng sông. Nhưng bản thân của Gia Cát Lượng cũng như bao nhà cầm quân khác, ông không muốn đổ thêm bất kì giọt máu nào nữa vì chiến tranh đã gây ra quá đủ. Sau nhiều ngày suy nghĩ ông đã lệch cho quân sĩ giết một số bò ngựa dùng trong chiến tranh. Lấy thịt của chúng nhét vào những chiếc bánh nhỏ giống hình dạng đầu người và ném xuống sông. Cuối cùng thì quân đội của ông cũng vượt được sông và quay trở về. Sau này Gia Cát Khổng Minh gọi những chiếc bánh ấy là bánh đầu người man rợ hay gọi tắt là man đầu (bánh đầu người) sau này người dân Trung Hoa thường đọc chạy thành Màn Thầu.
Cách chế biến:
Ngày nay để tìm kiếm một chiếc bánh màn thầu không phải là một việc khó khăn bạn có thể tìm thấy chúng ở bất kì đâu: đường phố, siêu thị… Nhưng nếu bạn muốn chế biến tại nhà thì sau đây mình sẽ hướng dẫn cách để làm một chiếc bánh bao ngọt.
Phần nhân: 2 quả trứng, 90ml sữa tươi, 50g bột mì, 50g bơ, 160g đường.
Phần vỏ: 300g bột mì, 180ml nước ấm, 5g men nở, 5g đường, một ít muối.
+Bước 1: Trước tiên chế biến phần nhân bằng cách cho trứng, đường sữa vào bát lớn, khuấy đều. Sau đó bạn cho bơ tan chảy rồi rây bột mì vào.
+Bước 2: Cho bát trứng vào nồi chưng cách thủy trên lửa lớn, cứ cách mỗi 5 phút bạn mở nắp khuấy một lần.
+Bước 3: Tổng thời gian cho quá trình chưng này là 20 phút, sau đó để nguội và vo viên tròn nhỏ.
+Bước 4: Đến phần vỏ, bạn cho nước ấm khoảng 35 độ C vào bát, thêm men nở, đường, muối và 1/3 lượng bột mì vào, trộn đều. Sau đó cho phần bột mì còn lại vào, trộn đều lần nữa rồi để bột nghỉ đến khi bột nở gấp đôi thì bạn ngắt bột ra làm nhiều phần bằng nhau, vo tròn rồi cán dẹt.
+Bước 5: Cho nhân vào giữa và bo kín miệng lại để bánh được tròn.
+Bước 6: Chuẩn bị một nồi hấp, cho bánh vào để nghỉ 15 phút, sau đó bạn bật lửa lớn hấp khoảng 10 phút rồi tắt bếp nhưng vẫn để bánh trong nồi thêm 2 phút nữa.
Vì phải mất thời gian làm nhân cũng như ủ bột khá lâu nên bạn có thể làm bánh và hấp vào tối hôm trước, sáng hôm sau cho bánh lên hấp lại hoặc quay trong lò vi sóng là bạn sẽ có những chiếc bánh thật ngon và hấp dẫn.
Bài viết phổ biến
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa...
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt...Xem thêm
Các loại giấm Nhật Bản thông dụng
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng...Xem thêm
Xì dầu Nhật Bản khác gì với nước tương Việt Nam?
Với nhiều quốc gia,tương được xem là món ăn quốc hồn, quốc...Xem thêm
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Truyện tranh khiêu dâm có phải là văn hoá 18+ ở...
Đối với các nước trên thế giới thì đề tài khiêu dâm chỉ dành...Xem thêm
Nghệ thuật tranh khắc gỗ của Nhật Bản Ukiyo-e...
Ukiyo-e là một loại nghệ thuật tranh khắc khắc gỗ của Nhật Bản...Xem thêm
Cơm chan nước trà - Cơm trà xanh Ochazuke
Cơm chan nước trà Ochazuke được xem là món cơm trộn phổ biến...Xem thêm
Những biểu tượng đại diện của Nhật Bản
Ngôi đền Itsukushima xây dựng cách đó không xa và cũng “ngâm...Xem thêm
Kỳ Giông khổng lồ của Nhật Bản - Nghe tên đáng...
Ōsanshōuo (オオサンショウウオ/大山椒魚?), nghĩa là "cá sơn tiêu lớn". Vì...Xem thêm
Cách làm cơm bò Gyudon kiểu Nhật chuẩn không...
Trong các món ăn về thịt bò của Nhật, có một món mà ngon, dễ...Xem thêm